Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
HT. Bửu Chánh thuyết giảng Kinh Thừa Tự Pháp tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Xem: 1934 . Đăng: 29/07/2023In ấn
HT. Bửu Chánh thuyết giảng Kinh Thừa Tự Pháp tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Chiều ngày 24/7/2023 (nhằm mùng 07/6 Quý Mão) HT. Bửu Chánh - UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Thiền viện Phước Sơn, đã có buổi thuyết giảng bài “Kinh Thừa Tự Pháp” trong Kinh Trung bộ (Pali – Việt – Anh – Hán đối chiếu), tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang.
Thời pháp được Hòa thượng bắt đầu bằng câu hỏi “Chúng ta tu theo Bát Chánh Đạo hay Bát Tà Đạo?” và đó cũng là nội dung trích từ bài Kinh Thừa Tự Pháp được Hòa thượng thuyết giảng trong buổi thứ 5 này.
Theo đó Hòa thượng giảng rõ, Bát Chánh Đạo là Chánh kiến (sammādiṭṭhi); Chánh tư duy (sammāsaṅkappo); Chánh ngữ (sammāvācā); Chánh nghiệp (sammākammanto); Chánh mạng (sammāājīvo); Chánh tinh tấn (sammāvāyāmo); Chánh niệm (sammāsati); Chánh định (sammāsamādhi). Trong khi đó, Bát Tà Đạo là Tà kiến; Tà tư duy; Tà ngữ; Tà nghiệp; Tà mạng; Tà tinh tấn; Tà niệm; Tà định.
Người hành theo đúng Bát Chánh Đạo sẽ khiến tịnh nhãn sanh, khiến chân trí sanh, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Ngược lại, người hành theo Bát Tà Đạo hướng đến bất tịnh nhãn sanh, tà trí sanh, không tịch tịnh, không thắng trí, không giác ngộ, không Niết-bàn.
Như vậy, Chánh kiến là gì? Chi pháp của Chánh kiến là trí tuệ, tức thấy đây là khổ, đây là nhân của khổ, đây là sự diệt khổ, đây là con đường đưa đến diệt khổ. Thấy thế gian là khổ, thấy thân năm uẩn là khổ. Ngược lại thấy lạc thì chính là tà kiến.
Trong kinh Tứ Niệm Xứ, phần niệm pháp, có niệm Năm triền cái, Ngũ thủ uẩn, Mười hai xứ, Thất giác chi và Tứ diệu đế. Khi hành giả dùng chánh niệm để nhìn thấy được nguyên nhân của đau khổ là tham, khi nhìn ra tham thì tham mất, khi ấy sự diệt khổ xuất hiện. Đây là pháp hành của người hành thiền. Người có chánh kiến là người luôn nhìn ra khổ, nhân của khổ, sự diệt khổ, và con đường diệt khổ bằng Bát Chánh Đạo.
Bản thân chúng ta không thấy khổ vì thế nên đi giành giật, tìm kiếm, trôi lăn trong khổ. Ta phải biết từ bỏ “Một mình ta sống khỏe ru/ Tội chi chung với kẻ ngu bạn đàn/ Xa điều ác sống rảnh rang/ Rừng sâu vô sống thênh thang một mình”.
Hòa thượng chia sẻ chiều sâu Bát Chánh Đạo bằng chính kinh nghiệm tu tập của mình. “Tất cả các pháp hữu vi là vô thường, các pháp hữu vi là đau khổ, các pháp hữu vi là vô ngã”. Đệ tử là pháp hữu vi, nếu thấy đệ tử của tôi, sư phụ của tôi, chùa của tôi… thì đã là tà kiến. Ta phải nhờ chánh niệm để diệt tâm tham, niệm là biết ngay trong hiện tại: “Hãy quên đi những gì đã biết/ Mà chỉ biết những gì đang xảy ra”. Có nghĩa, phải nhìn tâm tham như là cảnh, là đối tượng, còn chánh niệm là tâm. Ví dụ cảnh là bình hoa, tâm tham bình hoa đẹp khởi lên, ta không nhìn bình bông mà nhìn tâm tham, bình bông chỉ là bóng mờ sương khói, niệm tâm. Khi ấy tâm chánh niệm làm chủ còn cảnh là tâm tham.
Hòa thượng chia sẻ pháp hành qua ví dụ với sự kết hợp giữa Vi Diệu Pháp và Tứ Niệm Xứ. Pháp hữu vi là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn là khổ. Nếu khổ ra đi thì mình đâu còn đau khổ, tức ta đã thực hành chánh kiến. Nếu thực hành Bát Tà Đạo thì mới chịu khổ đau.
Người đi tu hy sinh cả cuộc đời mà không thực hành được Giới-Định-Tuệ, không thực hành Tứ Niệm Xứ thì chưa phải là nhà tu hành có chiều sâu của giáo pháp. Vì vậy, người tu hành phải gia công nhiều hơn, thực hành những lời dạy trong các bài chân Kinh của Đức Phật, đúng Kinh để học, đúng pháp để hành, tìm đúng chùa để ở, tìm đúng Thầy mà nương theo. Hòa thượng khuyên chư hành giả nhớ điều này, đừng để đi lạc và không nếm được hương vị giáo pháp.
Người tu đúng theo Bát Chánh Đạo là đi đúng với chánh pháp còn nếu tâm lúc nào cũng sân si phiền não thì là tà pháp, trường hợp này gọi là tà tư duy: “Chánh tư duy là không suy nghĩ liên hệ đến sân hận, không suy nghĩ liên hệ đến tham dục, không suy nghĩ liên hệ đến hãm hại”. Hòa thượng nhấn mạnh chánh đạo, tà đạo đều nằm trong Bát Chánh Đạo không phải nằm trong hình thức xưa và nay, Bát Chánh Đạo là ở trong tâm của mỗi người.
Tà mạng là nuôi mạng không chân chánh, nghĩa là không có tu, không có chánh niệm, không có trí tuệ, tham sân si phiền não, đang hành Bát Tà Đạo mà được cúng dường thì sự cúng dường ấy là tà mạng.
Chư hành giả cần phải phân tích để xét kỹ ta đang tu theo Bát Chánh Đạo hay Bát Tà Đạo. Tà tinh tấn là phóng dật. Tà niệm là không chánh niệm, chánh niệm là phải thực hành Tứ Niệm Xứ, niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Trong Kinh Đức Phật dạy: “chánh niệm được thiết lập được an trú, sống không nương tựa điều gì, không chấp trước bất cứ cái gì trên đời. Này các Tỳ-khoe, ta gọi là sống quán thân trên thân”.
Chánh niệm trên tâm tức nhìn tâm của chính mình, trong Thanh Tịnh Đạo có câu “Tâm sân buộc tội chúng sinh / Trí tuệ buộc tội các pháp hữu vi”. Nhìn các pháp hữu vi sanh diệt, quy luật nhân quả hoạt động thì trí tuệ xuất hiện.
a
Khép lại thời pháp, Hòa thượng sách tấn chư hành giả cần phải học, học nữa học mãi và phải thực hành chánh niệm liên tục, có niệm mới có định rồi tuệ phát sinh, còn không nhiệt tình tu tập mà không hiểu pháp học, không thẩm thấu pháp hành sẽ thành ra phá hoại. Bản thân phải dựa trên Bát Chánh Đạo và Bát Tà Đạo để quán xét xem mình đang hành pháp gì hằng ngày, từ đó sửa đổi nếu sai hướng.
Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:
Hiếu Ngọc
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Nai: Phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa viếng thăm Trường hạ Tịnh xá Ngọc Uyển nhân mùa an cư ( Ban Truyền thông NGKS , 4820 xem)
TP.HCM: Phân Ban Ni giới Trung ương, Phân ban Ni giới TP.HCM thăm và cúng dường trường hạ Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 7916 xem)
Đồng Nai: Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai thăm Trường hạ Tịnh xá Ngọc Uyển ( Ban Truyền thông NGKS , 5296 xem)
Khai mạc Khóa Bồi dưỡng Đạo hạnh Hệ phái Khất sĩ lần thứ 8 ( Ban Thư ký khóa tu , 6236 xem)
HT. Minh Thành thuyết giảng về Võ Trụ Quan tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Hiếu Ngọc , 3228 xem)
Đồng Nai: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai thăm và sách tấn hành giả Hạ trường lớp Trung cấp Phật học - Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại Tịnh xá Ngọc Uyển ( Ban Truyền thông NGKS , 12004 xem)
HT. Bửu Chánh giảng về Kinh Thừa tự pháp tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Hiếu Ngọc , 3264 xem)
ĐĐ. Minh Sơn thuyết giảng buổi thứ 4 tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Hiếu Ngọc , 2904 xem)
TP.HCM: Ban Trị sự GHPGVN Thành phố Hồ Chí Minh thăm và sách tấn chư Ni Trường hạ Tổ đình Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 8732 xem)
HT. Minh Hóa ôn lại Đôi nét sinh động của Đức Tổ sư tại Khóa ACKH PL.2567 ( Ban TTTT Hệ phái , 1264 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng