Trang chủ > Văn Hoá > Xuân
Niềm vui trong đạo
Xem: 330 . Đăng: 05/02/2025In ấn
Niềm vui trong đạo
GNO - Mỗi năm vào ngày Tết nguyên đán, chư Tăng Ni Phật tử gần xa tụ hội về thiền viện, trước lễ Phật sau mừng tuổi thọ tôi. Nhân đây, tôi nói về một vài niềm vui trong đạo, nhằm khích lệ quý vị cố gắng tu hành mỗi ngày mỗi tăng tiến.
![]() |
Trưởng lão Hòa thượng, Thiền sư Thích Thanh Từ - Ảnh tư liệu BGN |
Chúng ta tu phải hiểu thấu đáo, tường tận cái vui của cuộc đời và cái vui chân thật trong đạo.
Trước hết nói về cái vui của thế gian. Thông thường người đời vui mừng là lúc được hơn người. Thí dụ trong những trận đá banh hoặc đánh cờ, người thắng vỗ tay hoan nghênh vui cười, ngược lại người thua tự nhiên buồn tủi. Khổ vui y cứ trên sự hơn thua, được mất. Ai cũng mong muốn mình được phần thắng, thành thử niềm vui có được từ sự tranh giành hơn thua. Vui trên sự đau khổ của người khác không phải là niềm vui trọn vẹn. Cho nên niềm vui của người thế tục chỉ hạn cuộc trong đau khổ.
Niềm vui của người tu khác xa hơn rất nhiều, vui khi thắng được chính mình. Nếu Phật tử bị ai nói những lời kích bác, tự ái nổi lên, cơn sân bùng dậy. Lúc đó liền tỉnh biết sân là xấu, không xứng đáng tư cách người Phật tử. Vừa biết như vậy liền bỏ nó đi. Do quyết tâm buông bỏ nên qua được cơn nóng giận, bình tĩnh lại và cảm thấy vui, vì tự chiến thắng được mình, không đầu hàng khuất phục trước phiền não. Một lần thắng là một lần vui. Niềm vui đó không làm ai phải chịu khổ. Như vậy niềm vui của đạo mới là vui thật sự, không đưa đến đau khổ cho bất kỳ người nào khác.
Kế đến, người đời chỉ vui khi được lợi lộc. Thí dụ một vị đang đi trên đường lượm được món đồ quý, họ rất vui. Ngược lại kẻ mất của sẽ buồn khổ. Phật tử không vui trong cái được mà vui trong cái lìa. Như trước kia người mắc bệnh ghiền thuốc, tốn tiền tốn bạc. Bây giờ bỏ được bệnh ghiền thuốc, không chỉ riêng bản thân mình mà cả nhà cùng vui. Vui mà không có ai khổ, đó mới là cái vui thật. Ngày xưa say rượu liên miên, nay quán này mai quán nọ, bao nhiêu tiền cũng không đủ. Bây giờ bỏ rượu thì gia đình an ổn. Do lìa mà vui, đó là người biết tu.
Mong rằng sang năm mới tất cả Phật tử ý thức được cái vui chân thật của đạo. Lìa mọi tật xấu để đạt hạnh phúc trong định tâm, trong giác ngộ giải thoát. Được như vậy mới xứng đáng hưởng trọn niềm vui miên viễn. Chúc quý vị luôn luôn bình an trong ánh sáng của đạo giác ngộ.
Xa hơn nữa phải lìa ngũ dục thế gian để đạt đến nguồn vui chân chánh. Quả vị đầu tiên của người tu thiền định là Sơ thiền còn gọi là Ly sanh hỷ lạc. Ly là lìa, lìa mê đắm ngũ dục thế gian. Tâm không còn dính nhiễm, khoan khoái nhẹ nhàng. Niềm vui đó do lìa mà có. Người biết tu lấy thiền định làm niềm vui của mình.
Quả vị tu chứng thứ hai là Nhị thiền còn gọi là Định sanh hỷ lạc. Do tâm yên định phát sanh trí tuệ, niềm vui này cũng không tốn hao gì hết. Vui trong yên định là cái vui sáng suốt an nhàn, chứ không ồn ào nhọc mệt. Người khéo tu trong thiền định yên lắng mang tới cho mình cái vui thanh thoát, tâm hồn tỉnh sáng. Đó mới là cái vui chân thật.
Phật tử học đạo phải biết tìm cho mình cái vui giác ngộ. Một lúc nào đó đang ngồi thiền, bỗng dưng hiểu ra những vấn đề trước đó thắc mắc. Cái vui do giác ngộ phát ra không hề nhọc nhằn tốn kém, càng vui trí tuệ càng sáng. Đây là nhân tố đưa chúng ta đến chỗ an lạc thanh nhàn. Ngày xưa khi các thiền sư tu được bừng ngộ, tâm vô cùng hoan hỷ, có thể vui cười liên tục tới mấy ngày. Cái vui của người tu khác xa người đời. Người đời lấy mê lầm ràng buộc cho là vui, người tu lấy giác ngộ giải thoát cho là hạnh phúc.
![]() |
Bài đăng trên giai phẩm Giác Ngộ Xuân Ất Tỵ - 2025 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn |
Người đời vui trong sự thương yêu quyến luyến. Càng thương thì càng phải lo nhiều, lo hết con tới cháu, lo hoài đến lúc nhắm mắt vẫn chưa xong. Đó là cái vui trong sự ràng buộc. Ai được nhiều người thương, thấy mình có vẻ quan trọng, thiên hạ quý kính thì rất vui. Không ngờ, một người thương là một sợi dây cột, hai người thương là hai sợi dây cột, cả chục người thương là cả chục sợi dây cột. Tưởng mình như ngọc như ngà, mải mê đắm say trong sự trói buộc mà không hay. Đâu biết cột càng nhiều gỡ càng khó.
Người tu theo đạo Phật phải làm sao vun bồi cho mình có được niềm vui giải thoát. Những thứ ràng buộc khiến chúng ta rối rắm phải mạnh dạn cắt bỏ từng mối, từng sợi. Chỗ này quý vị đừng hiểu lầm cắt bỏ là bỏ người thân. Không phải vậy. Chín chắn nhận định nếu cái thương không có lợi, mà chỉ gây thêm tai hại thì cắt bỏ. Người đó với mình không hề thân thuộc nhưng họ nói những lời ngọt ngào khiến mình tưởng thật, từ đó sanh ra trói buộc đau khổ.
Lời nói không đúng với tâm niệm tức là nghĩ một đàng nói một ngả để cầu lợi cầu danh. Chỗ này chúng ta phải sáng suốt đừng để bị cột trói. Tình thương cha mẹ đối với con cái được coi là chân thật nhất, đôi khi còn có thể phai nhạt. Con cái còn có thể bất hiếu với cha mẹ, huống nữa người ngoài chắc gì thương mình thật. Tất cả những thương yêu quyến luyến vô tình cột chân chúng ta khổ sở chứ không bao giờ vui.
Người tu phải lấy giải thoát làm nền tảng. Không bị trói buộc bởi tình cảm riêng tư, không bị trói buộc bởi ngũ dục, giải thoát khỏi những thứ đó mới thật vui. Người đời theo đuổi ngũ dục với tâm niệm tìm nguồn an vui, hạnh phúc cho mình. Thế nhưng từ thuở nhỏ đến lúc lớn, khổ nhiều hơn vui. Tại sao ai cũng muốn vui mà phải chịu khổ? Bởi vì cái vui có được y cứ trên cái khổ của người khác. Khổ vui qua lại không bao giờ dừng, thành thử niềm vui đó không thể vẹn toàn. Cho nên muốn vui mà rốt cuộc lại làm khổ cho nhau.
Đệ tử Phật phải tìm niềm vui ở chỗ yên tịnh, để tâm hồn được an ổn. Vui khi tỉnh giác, vui khi thoát ly mọi sự trói buộc. Khổ hay vui tùy theo sự sáng suốt hay mê lầm của mỗi người. Sáng suốt sẽ tìm được cái vui chân thật, mê lầm sẽ gặp phải cái vui giả dối tạm bợ, mau chóng tan vỡ.
Mong rằng sang năm mới tất cả Phật tử ý thức được cái vui chân thật của đạo. Lìa mọi tật xấu để đạt hạnh phúc trong định tâm, trong giác ngộ giải thoát. Được như vậy mới xứng đáng hưởng trọn niềm vui miên viễn. Chúc quý vị luôn luôn bình an trong ánh sáng của đạo giác ngộ.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Từ/Báo Giác Ngộ
-----ooOoo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Xuân trong cửa Thiền ( Huỳnh Như Phương , 408 xem)
Tăng Ni Sinh Việt Nam Tại ITBMU-Myanmar Đón Tết Ất Tỵ 2025 ( TN. Liên Đăng , 4776 xem)
Đức Pháp chủ GHPGVN: Trí tuệ chỉ đạo cho suy nghĩ, lời nói và hành động, quyết định mọi thành tựu ( H.Diệu - Ảnh: Bảo Toàn , 292 xem)
Hòa thượng Thích Giác Toàn: Chúc Báo Giác Ngộ tiếp tục hành trình năm thứ 50 chuyển tải thông tin hiền đẹp ( Nguyên Tài , 228 xem)
Tức Tâm tức Phật - Mùa xuân tâm linh ( Hòa thượng Giác Toàn , 12806 xem)
Chúc Xuân (9012 xem)
Gia phong chư Phật và mùa Xuân ( Hòa thượng Giác Toàn , 6548 xem)
Những câu Lộc Xuân trong Phật giáo (78628 xem)
Xuân gõ cửa ( NT. Xuân Liên , 5420 xem)
Xuân Di Lặc sau mùa dịch bệnh ( Ban Thông tin truyền Thông , 8344 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ