Trang chủ > PG Thế Giới > Văn kiện
Tổng Giám đốc UNESCO gửi thông điệp đến Đại lễ Vesak
Xem: 5639 . Đăng: 04/05/2014In ấn
Tổng Giám đốc UNESCO gửi thông điệp đến Đại lễ Vesak
Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO
GN - Nhân đại lễ Vesak LHQ, tôi xin gửi lời chào trân trọng nhất đến toàn thể những người đệ tử Phật trên khắp thế giới.
Đây là lần thứ hai lễ kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak LHQ và Hội nghị Phật giáo quốc tế được tổ chức tại tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, tôi xin chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam về sáng kiến này.
Tổng Giám đốc UNESCO trong trang phục áo dài truyền thống VN
Chủ đề của Đại lễ lần này, Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, là một chủ đề quan trọng, bởi đây là lúc mà các quốc gia đang tăng tốc để hướng đến năm 2015 và xây dựng một chương trình phát triển mới khả thi. Đức Phật đã từng nói: “Ta chưa bao giờ thấy những gì đã làm, ta chỉ thấy những gì còn lại cần phải làm”. Từ năm 2000, chúng ta đã thấy sự tiến triển đáng kể trong việc giải quyết các nhu cầu của những người nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự tiến triển ấy không đồng đều và chưa đầy đủ.
Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự chuyển dịch, khi mà những câu hỏi “Làm sao để sống cùng nhau? Làm sao để bảo vệ hành tinh của chúng ta? và Làm sao để tạo dựng những nền tảng mạnh mẽ hơn cho sự hòa bình?” đòi hỏi những câu trả lời mang tính tập thể và có sáng kiến hơn. Những công nghệ mới đang gắn kết các xã hội lại gần nhau hơn nhưng chúng cũng làm cho chúng ta dễ bị tổn thương hơn, với sự bất bình đẳng và nghèo khó ngày càng gia tăng.
Những mâu thuẫn do hận thù và sợ hãi vẫn đang gay gắt trên khắp thế giới. Những giới hạn của hành tinh chúng ta đang bị kéo căng ra bởi những mô hình phát triển không bền vững. Những chiều hướng về môi trường, kinh tế và xã hội của sự phát triển không bền vững phải được xem như một chương trình nghị sự riêng biệt.
Để đối phó với những thách thức đó, thì những giải pháp về kinh tế, tài chính thôi chưa đủ. Chúng ta phải bắt đầu từ trên ghế nhà trường, ngay từ trong tâm của những bé trai và bé gái. Giáo dục là công cụ mạnh mẽ nhất để nâng cao phẩm giá con người, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và để xây dựng nền hòa bình dài lâu. Giáo dục là cách tốt nhất để đưa ra những phương thức mới trong việc hành xử với người khác và với hành tinh chúng ta đang sống. Giáo dục còn là nền tảng cho việc phát triển những hình thức mới của công dân toàn cầu và sự đoàn kết, những điều rất thiết yếu trong xã hội hiện tại.
Những mục đích này định hướng cho hành động của UNESCO nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn thế giới và hướng đến sáng kiến đầu tiên về giáo dục toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ. Trong tất cả những điều này, những lời dạy của Đức Phật về tính toàn thể, về từ bi và hòa bình có sự cộng hưởng mạnh mẽ với sứ mệnh của UNESCO trong việc tăng cường tính thống nhất về trí tuệ và đạo đức cũng như quan điểm chung của chúng ta về một cuộc sống hòa bình và công bằng hơn cho mọi phụ nữ và nam giới. Những giá trị này tuy đã có từ lâu đời nhưng chúng vẫn rất thích hợp cho việc đối phó với những thách thức trong thời đại chúng ta hiện nay.
Với tinh thần này, tôi cầu chúc tất cả quý vị đại biểu tham dự Hội nghị Phật giáo quốc tế có một ngày Đại lễ Vesak tuyệt vời trong tinh thần giáo pháp của Đức Phật.
(đã ấn ký)
Hoàng Minh Phú chuyển ngữ
BÀI LIÊN QUAN
Thông điệp đến tới đại lễ Vesak 2014 của Tổng thống Sri Lanka ( Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa , 5480 xem)
Thông điệp của nữ Thủ tướng Bangladesh (8122 xem)
Thông điệp của nữ Thủ tướng Vương quốc Thái Lan (5560 xem)
Thông điệp Vesak của Tăng thống Thái Lan (5633 xem)
Tuyên Bố Bangkok - Lần thứ 10 Đại Lễ Kỷ Niệm Vesak Liên Hiệp Quốc (5261 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ