Trang chủ > Văn Hoá

Ý nghĩa dâng Y Kathina và cúng dường đúng Chính pháp

Tác giả: Hoa Sen Gió - Y Pháp.  
Xem: 14073 . Đăng: 29/10/2014In ấn

Ý nghĩa dâng Y Kathina và cúng dường đúng Chính pháp

(PGVN) Để biết rõ hơn về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina - cây như ý - đặt bát hội đúng chính pháp, Hòa thượng Thích Thiện Nhân (trụ trì Xá Lợi Phật Đài, Q.9, Tp.HCM) giải đáp các thắc mắc trên.
HSG: Kính bạch Hòa thượng, xin Hòa thượng cho chúng con biết rõ về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Lễ dâng Y Kathina là nghi thức cúng dường y theo truyền thống của Phật giáo Nam tông, Phật giáo Bắc tông gọi là lễ dâng pháp y. Kathina có ý nghĩa là VỮNG CHẮC - nghĩa là sự cúng dường y chắc chắn có năm qủa báo, ngoài ra lễ dâng y kathina còn được gọi là sự bố thí hợp thời (sự bố thí có thời hạn). Sau khi chư tăng An cư kiết hạ được tròn đủ (không bị đứt Hạ) thì vị Tỳ kheo đó được phép thọ nhận y kathina do phật tử cúng dường.

Y kathina chỉ cúng dường trong thời gian một tháng từ khi chư tăng An cư kiết hạ viên mãn (theo quy định từ ngày 16/09 ÂL - 15/10 ÂL), trong thời gian một tháng nếu phật tử cúng dường y đến một ngôi chùa nào mà có chư tăng An cư kiết hạ, thì chư tăng chỉ được phép nhận y kathina một lần duy nhất, chư tăng không được nhận dâng y kathina lần thứ hai trong một năm và lễ dâng y kathina chỉ diễn ra trong thời gian một ngày.

Theo truyền thống Phật còn tại thế, mỗi khi có hữu sự gì bạch hỏi đức Phật thì chư Thiên và loài người đều đi quanh Phật ba vòng, vai hữu hướng về đức Phật sau đó mới bạch hỏi, cho nên tại các buổi lễ dâng y kathina có nghi thức nhiễu Phật ba vòng quanh chính điện.

Tuyên ngôn là lời tuyên bố về nguyên nhân phát sinh lễ dâng y kathina, như đã nói: Lễ dâng Y Kathina là sự bố thí đặc biệt (đặc biệt thí), nên khi cúng dường y và thọ y kathina thì phải tuyên bố cho chư tăng rõ về nguyên nhân phát sinh nên gọi là tuyên ngôn thí.
        
HSG: Xin hòa thượng cho biết rõ về y phấn tảo? 
       
Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Thời Phật còn tại thế, y phấn tảo được hình thành từ việc thu nhặt vải quấn từ thi thể người chết, theo truyền thống Ấn Độ xưa khi có người chết thì đem đi lâm táng hoặc điểu táng. Thi thể được vứt bỏ trong rừng hoặc nơi mộ địa, chim qụa thấy thi thể người chết liền bay đến rỉa thịt để ăn, cho nên vải quấn thi thể rách ra từng miếng. Vì vậy đệ tử Phật phải ghép các mảnh vải và khâu lại thành y hoàn chỉnh, cho nên gọi là y phấn tảo, khi người nam muốn thọ Tỳ khưu giới đức Phật hỏi có y chưa? Nếu chưa có y thì người nam đó đi đến các nghĩa trang thu nhặt vải để may y mặc. Có lần Đề Bà Đạt Đa xin Phật ban hành điều luật: "các thầy Tỳ kheo, phải mặc y bằng cách nhặt vải quấn tử thi" -  nhưng đức Phật không bắt buộc chư tăng phải mặc y phấn tảo suốt đời - Đức Phật chỉ dạy vị Tỳ khưu nào có ý nguyện mặc y phấn tảo thì được phép, hoặc thọ phật tử cúng dường y thì các thầy Tỳ kheo cũng được phép nhận.

Nghi thức cúng dường dâng Y Kathina
HSG: Thưa Hòa thượng, sắc màu y có ý nghĩa tượng trưng cho điều gì?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Y của chư tăng có  màu vàng của chiếc lá sắp lìa cành, tượng trưng sự vứt bỏ, giải thoát các vướng mắc, trói buộc. Tùy theo quốc độ - chư tăng Phật giáo Nam tông Khmer y mặc y màu cam, Thái Lan mặc y màu vàng, Srilanka mặc y màu trắng, còn màu y của Phật giáo Nam tông Kinh chưa có sự đồng bộ.
  
HSG: Hình ảnh để tiền vào bình bát tại các lễ đặt bát hội? Cây như ý có những tờ tiền gây phản cảm? Vậy đâu là cúng dường đúng chính pháp thưa Hòa thượng?   

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Gần đây, các chùa Phật giáo Nam tông có tổ chức lễ đặt bát hội - truyền thống của Phật giáo Nam tông(Tam Y Qủa Bát) là hạnh khất thực cao qúy cũng như phương tiện sinh sống của người xuất gia, mỗi ngày vị tăng mang bình bát đi đến từng nhà (không có sự gợi ý, xin hỏi) khất thực do phật tử phát tâm cúng dường đồ ăn thức uống, thời gian đi khất thực từ sáng cho đến giờ ngọ (11h00 - 13h00). Thời gian qua có nhiều thông tin phản ánh về nạn giả sư đi khất thực không đúng với chính pháp (nhận tiền, đi khất thực không đúng giờ) đã khiến dư luận hoang mang và nhiều người chê trách, vì vậy Sư mong mọi người nên cảnh giác! 

Bình bát là vật dụng để thọ nhận đồ cúng dường của đàn na tín thí, theo Giới luật nhà Phật khi chư tăng đi khất thực không được nhận hiện kim (tiền bạc), cho nên Sư mong các vị trụ trì khi tổ chức lễ đặt bát hội nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp, vì làm được như vậy sẽ góp phần “Duy trì Luật tạng được bền vững, tạo niềm tin cho người phật tử tại gia, nơi gieo trồng Tam Bảo hạt giống lành vào ruộng phước”.

Khi cúng dường tứ sự đến chư tăng trong các ngày lễ, thỉnh thoảng phật tử có dán những tờ tiền lên nhánh cây để cúng dường (gọi là cây như ý?) gây nên những sự chú ý cho các phần tử có tâm xấu, gọi lòng tham nơi họ…, đồng thời tạo nên mặc cảm cho người cúng dường khi so sánh giá trị tiền cúng dường của mình và người khác. Bố thí là để diệt tham vì vậy trong ý niệm và hành động bố thí cúng dường, phật tử nên khéo léo vận dụng trí tuệ, nếu không khéo léo tác ý thì vô tình làm tăng trưởng lòng tham (mong cầu vật chất). Chủ trương của đạo Phật là Vô Ngã (không có gì là của ta), nên hành động cúng dường cũng phải phát xuất từ tâm vô ngã khi bố thí cúng dường không phải để mong cầu lợi danh khen ngợi mà tâm phải hướng đến ly tham, đoạn diệt, giác ngộ, niết bàn. 

HSG: Tín tâm đặt sẵn lịch dâng y kathina trong thời gian dài góp phần hữu ích gì cho phật tử?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Phật giáo Nam tông tại Việt Nam, mỗi năm dâng y kathina diễn ra theo lịch dâng y mà mỗi chùa tổ chức theo ngày đã chọn sẵn, vì vậy phật tử muốn cúng dường y kathina phải theo lịch đã được đăng ký. Tại chùa Bạc Nám - Thái lan, phật tử muốn cúng dường y kathina phải đăng ký trước cả trăm năm thì con cháu mình làm, chứ mình không có cơ hội. Tuy có chờ lâu, nhưng thời gian chờ đợi sẽ giúp cho thí chủ tạo cho mình sự hoan hỷ khi nhớ đến ngày làm phước.

HSG: Xin Hòa thượng có vài lời chia sẻ đến tứ chúng khi tham dự Đại lễ dâng Y Kathina?

Hòa thượng Thích Thiện Nhân: Trong vai trò gìn giữ và truyền bá chính pháp, tôi luôn mong mỗi người trong chúng ta (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, thiện nam, tín nữ) là một tấm gương để cùng soi sáng cho hành động của mình được đúng đắn. Nên ý muốn và những gì tôi nói nếu có gì phật lòng, mong qúy vị thông cảm và bỏ qua cho, tôi tin tưởng nếu mỗi người trong chúng ta chịu nghiêm trì Giới luật mà đức Phật ban hành thì Phật giáo mỗi ngày mỗi hưng thịnh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

HSG: Chúng con cảm ơn Hòa thượng đã dành thời gian chia sẻ về ý nghĩa Đại lễ dâng Y Kathina, kính chúc Hòa thượng an lạc, hạnh phúc, nguyện cầu tất cả luôn tín tâm Tam Bảo đúng chính pháp.

Thực hiện: Hoa Sen Gió - Y Pháp

---o0o---

Nguồn: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

BÀI LIÊN QUAN

Những lời dạy của Ðức Phật có liên quan về bốn thánh tích  ( Hòa thượng Giác Toàn , 8811 xem)

Thực hành tụng niệm trong Phật giáo  ( Đăng Nguyên dịch , 8382 xem)

Tượng Phật mang lại An Lạc cho khu xóm Oakland  ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 8469 xem)

Tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cao nhất Việt Nam  ( Thanh Nam , 9678 xem)

Tôn tượng Quán Âm chùa Mễ Sở có 1.113 tay?  ( Chu Minh Khôi , 9665 xem)

Đại lễ dâng Y Kathina  ( Minh Đức Triều Tâm Ánh , 13029 xem)

Chiều nay đi chùa  ( Ngô Trà Mi , 9208 xem)

Mục đích của diễn xướng thơ-ca trong Phật giáo  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 8238 xem)

Âm thanh thần chú làm tăng năng xuất vụ lúa  ( Thường Huyễn , 8334 xem)

Ân đức giáo dục của ôn Già Lam  ( Tâm Huy - Huỳnh Kim Quang , 7290 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ