Trang chủ > Phật Học > Tư vấn

Diệt côn trùng có phạm giới sát sanh không?

Tác giả: Hòa thượng Thích Thanh Từ.  
Xem: 4174 . Đăng: 12/10/2021In ấn

 

Diệt côn trùng có phạm giới sát sanh không?

 

Ảnh chỉ mang tính minh họa
Ảnh chỉ mang tính minh họa

 

  •  
Phật tử quy y thọ năm giới, giới sát sanh là giới đầu. Khi truyền giới, các Thầy thường giảng không sát sanh là không được giết hại từ loài người cho tới loài vật.

Giảng như thế, Phật tử thọ Tam quy Ngũ giới, mỗi khi làm điều gì có phương hại đến sinh vật nhỏ như côn trùng lòng rất hoang mang.

Điều này tôi nghiên cứu trong Luật thấy không phải như vậy. Luật Phật dạy người Phật tử tại gia không được giết người và không được giết những con vật lớn như trâu, bò, ngựa...

Con người là chính yếu, những con vật lớn là thứ yếu, Phật không nói tới côn trùng như sâu, rầy, kiến...

Đối với người xuất gia Phật mới đề cập tới các con vật nhỏ. Nhưng nếu có phạm chỉ là tội nhẹ.

Hiểu như vậy quý Phật tử mới giữ giới được. Ngày xưa có những người chài lưới thọ Tam quy giữ năm giới. Nếu không sát sanh là không giết hại côn trùng như sâu kiến thì những người chài lưới làm sao tu? Giới không sát sanh chủ yếu là không giết người.

Giết người có ba cách: Một là tự giết, mình giết bằng dao bằng gậy hay bằng thuốc độc... Hai là bảo người khác giết thế cho mình. Ba là thấy người khác giết mình vui mừng theo.

Như thế là phạm tội sát sanh đối với loài người, còn những loài nhỏ thì chưa bàn tới. Ngày nay chúng ta giảng quá tổng quát khiến cho Phật tử lúng túng không dám làm gì hết.

Nếu không dám giết sâu bọ thì làm sao làm ruộng làm rẫy? Không làm ruộng làm rẫy thì lấy gì ăn và mọi người sẽ ra sao? Người nông dân không dám làm ruộng, làm rẫy thì người nông dân đói, người thành thị cũng đói theo. Người thành thị đói thì mấy người tu cũng đói luôn. Như vậy là cùng chết đói với nhau.

Đó là cái lẽ không hợp pháp. Phật nói không sát sanh là không giết người để ngăn chặn tâm ác. Giết người thì phạm tội sát, còn những loài kia thì nhẹ, chớ không phải là chính. Hiểu như vậy thì quý vị quy y giữ giới không lúng túng khi làm việc.

Câu hỏi này đối với người xuất gia mới bị kẹt. Vì người xuất gia Phật cấm không được giết cả côn trùng. Nếu người tại gia mà cấm không được giết những loài nhỏ như côn trùng, thì những người làm thầy thuốc làm sao trị bệnh? Chẳng hạn bệnh nhân mắc bệnh lao, trong người có vô số vi trùng lao, thầy thuốc chích thuốc những vi trùng đó chết hết, bệnh nhân mới lành bệnh. Thấy có tội làm sao cứu cho người hết bệnh?

Ngày xưa khi Phật còn tại thế, có một Tỳ-kheo đi đường qua một bãi sa mạc, trời nóng Ngài khát nước cháy cổ, gặp vũng nước có nhiều vi trùng không dám uống. Ngài đến bạch với đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, con rất khác nước, con dùng thiên nhãn thấy vũng nước bên đường có vô số vi trùng nên con không uống được.

Phật bảo:

- Sao ông không dùng nhục nhãn mà nhìn?

Qua câu chuyện, quý vị thấy Phật đặt nặng cái gì? Có phải Phật đặt nặng con người, cứu con người là trên hết không? Những vi trùng vi tế sống thời gian rất ngắn rồi chết, nếu đặt nó nặng để nó phá hại con người thì việc làm nào đúng?

Ngay trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hít thở không khí cũng có vô số vi trùng. Như vậy vi trùng ở đầy khắp, mà bảo tránh làm sao tránh?

Còn làm ruộng làm rẫy xịt thuốc trừ sâu, tâm niệm mình chỉ nghĩ cho có cơm để mình và mọi người ăn, chớ đâu có oán thù nó. Nghĩ đến mạng sống con người là việc lớn, sâu rầy là cái nhỏ. Vì việc lớn mà chịu tội nhỏ đâu có thiệt thòi bao nhiêu!

Vậy giữa cuộc sống tương đối này, phải có cái nhìn cho tường tận, vì việc lớn mà chấp nhận lỗi nhỏ, đòi hoàn hảo tuyệt đối hết thì không thể được. Vì sự sống cho mình, cho gia đình, cho mọi người có bát cơm ăn là cái phước lớn, thì phải chịu tội nhỏ đối với loài sâu bọ.

Giả sử có người này ỷ thế lực giết hại người kia, chúng ta vì thương người bị giết nên ra tay cứu. Khi cứu người kia nên bị người này chửi mắng. Lúc bị chửi mắng chúng ta cam c-0 hịu một chút, có sao đâu!

Cứu được người khỏi chết là quan trọng. Đó là việc làm tốt cho người, phần mình phải nhận chút thiệt thòi. Nếu đòi hỏi hoàn toàn tốt hết thì khó lắm.

Hiểu như vậy thì chúng ta tùy duyên làm lợi ích cho chúng sanh, chúng sanh lớn biết kêu la than khóc thì lo trước, còn chúng sanh nhỏ thì lo sau.

Hòa thượng Thích Thanh Từ (trích Những cánh hoa đàm)

 

-----ooOoo----- 

Nguồn: www.giacngo.vn 

BÀI LIÊN QUAN

Cầu nguyện có tác dụng không?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 4228 xem)

Quan điểm của đạo Phật về “tấn tu vào tháng Bảy”  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 4296 xem)

Thiên tai, chiến tranh và dịch bệnh do đâu?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 3820 xem)

Phương tiện cầu siêu trong mùa dịch  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 2816 xem)

Cách nào để làm chủ cảm xúc?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 4724 xem)

Tu pháp gì để giải trừ dịch bệnh?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 5304 xem)

Băn khoăn về thời gian thọ giới  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 4836 xem)

Hòa thượng Giác Toàn: Rằm tháng Giêng 'nên ở nhà giữ tâm an thay vì đi lễ chùa' để phòng dịch  ( Lê Hồng Hạnh , 4163 xem)

Tích đức theo cách đơn giản nhất?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 5044 xem)

Gặp vị sư khất thực, Phật tử phải làm sao cho đúng?  ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 4884 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ