Trang chủ > Văn Hoá > Sức Khoẻ

Đi bộ và 10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Tác giả: Đức Hòa.  
Xem: 2498 . Đăng: 21/02/2020In ấn

 

Đi bộ và 10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

 

GNO - Đi bộ là hình thức vận động mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc giúp giảm cân cho đến thúc đẩy năng lượng, cải thiện trạng thái tinh thần, tăng khả năng sáng tạo,…
 
Dưới đây là các lợi ích sức khỏe của việc đi bộ được các chuyên gia ghi nhận:
 
1. Đi bộ giúp hạnh phúc hơn
 
Nếu trải qua một ngày căng thẳng và buồn bã, đi bộ có thể giúp vực dậy tinh thần của bạn, đặc biệt là đi bộ ngoài trời, bên ngoài tự nhiên, theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Y học Phòng bệnh Hoa Kỳ.
 
di bo 2.jpg
Đi bộ là hình thức vận động đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
 
Nghiên cứu kéo dài trong 3 năm chỉ rõ, người có trung bình 150 phút rèn luyện cơ thể với cường độ vừa phải (như chơi golf, quần vợt, tham gia các lớp aerobic, bơi lội, khiêu vũ) hoặc 200 phút đi bộ mỗi tuần đều có mức năng lượng cao hơn, có đời sống cảm xúc tốt hơn, hoạt động xã hội giàu năng lượng hơn.
 
2. Tăng khả năng sáng tạo
 
Các chuyên gia Đại học Stanford nhấn mạnh, đi bộ có thể thúc đẩy đến 60% khả năng sáng tạo, dù là đi bộ trong nhà (trong phòng tập) hay ngoài trời. Khả năng sáng tạo được quan sát thấy ngay sau khi đi bộ.
 
3. Giảm cơn suyễn
 
Người bị hen suyễn vẫn có thể lựa chọn môn vận động phù hợp với mình. Theo trường Đại học về Dị ứng, Suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ, đi bộ và các môn vận động khác như bơi lội, đánh golf, cưỡi xe đạp thư giãn ít gây kích thích đường thở ở người bị hen suyễn.
 
Người bị suyễn nên tìm kiếm các hoạt động phù hợp trong thời tiết ấm áp, không đòi hỏi sức chịu đựng thể lực cao - lời khuyên của các chuyên gia.
 
4. Tăng khả năng chuyển hóa
 
Hội chứng chuyển hóa gồm tăng huyết áp, đường huyết cao, tích mỡ bụng là một trong những tác dụng phụ xấu nhất của lối sống ít vận động, dịch chuyển.
 
Đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, bệnh tim mạch và tử vong sớm. Theo tạp chí Y học Nigeria, khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa giảm được 29% chỉ đơn giản bằng việc đi bộ 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.
 
5. Đi bộ giúp sống thọ hơn
 
Theo các bác sĩ Bệnh viện Mayo, đi bộ nhanh có thể giúp tăng thêm tuổi thọ so với đi bộ với tốc độ chậm hơn.
 
6. Ngủ ngon hơn
 
Ngủ đủ 8 giờ đồng hồ mỗi đêm là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho sức khỏe của mình.
 
Theo Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ, người thường xuyên thể dục, vận động (trong đó có đi bộ) dễ đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ dài hơn, chất lượng hơn so với người tập các môn thể lực năng hơn như nâng tạ.
 
7. Giúp bình tĩnh hơn
 
Hầu hết chúng ta đều “bơi trong bể stress” mỗi ngày và điều này tổn hại không nhỏ cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, đi bộ là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất giúp lấy lại sự bình tĩnh.
 
Theo Hiệp hội Trầm cảm và Lo lắng Hoa Kỳ, chỉ 10 phút đi bộ cũng có tác dụng tương tự như 45 phút rèn luyện thể lực xét về phương diện giảm lo lắng và suy nhược tinh thần.
Dịch chuyển giúp xóa sạch hormone stress cortisol khỏi cơ thể và làm ngưng lại những dòng suy nghĩ trong đầu.
 
8. Tốt cho não bộ
 
Đi bộ là sự rèn luyện tốt cho não bộ. Các nhà nghiên cứu Đại học New Mexico Highlands phát hiện rằng khi đi bộ, tác động của bước chân lên mặt đất gửi đi các sóng áp lực thông qua các động mạch, làm tăng sự lưu thông máu tới não.
 
Hơn nữa, đi bộ còn làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh suy giảm chức năng tư duy như Alzheimer, các bệnh mất trí nhớ khác.
 
9. Có tác dụng như thuốc giảm đau
 
Đau mãn tính được gọi là “dịch bệnh thầm lặng”, có khoảng 100 triệu người dân Hoa Kỳ đang sống với bất ổn này. Lời khuyên của bác sĩ là mỗi ngày thức dậy, người có bất ổn sức khỏe này nên đi bộ.
 
Theo tạp chí Biên niên Y học Phục hồi, có lộ trình đi bộ đều đặn giúp giảm đau lưng dưới; tuy không trị dứt bệnh nhưng hoạt động bền bỉ này giúp sống dễ chịu hơn với bệnh.
 
10. Giúp xương chắc khỏe
 
Đi bộ giúp xương chắc khỏe hơn, tránh được chứng loãng xương, gãy xương để lại thương tật. Các môn vận động chịu lực như chạy bộ, khiêu vũ và đi bộ đều tốt cho xương - theo Hiệp hội Sức khỏe Xương Hoa Kỳ.
 
Một nghiên cứu cho thấy, các chương trình đi bộ kéo dài từ 6 tháng trở lên có tác dụng tích cực và đáng kể đối với mật độ xương ở vùng xương hông.
 

Đức Hòa
(theo healthy.com)

 

-----ooOoo----- 

Nguồn: www.giacngo.vn 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ