Trang chủ > Giáo Pháp KS > Sử Hệ Phái

Tiểu sử Trưởng lão Giác Tánh

Tác giả: Môn đồ pháp quyến.  
Xem: 15155 . Đăng: 17/01/2015In ấn

 TIỂU SỬ ĐỨC TRƯỞNG LÃO GIÁC TÁNH

(Tăng chủ Giáo hội Tăng già Khất Sĩ Việt Nam)

 

 

 Đức Trưởng lão Tăng chủ GIÁC TÁNH, một trong những vị đại đệ tử đầu tiên của Đức Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG, có một cuộc đời và đạo hạnh như sau:

 1. GIA THẾ, THỜI NIÊN THIẾU, TRƯỞNG THÀNH VÀ LẬP GIA THẤT

Thế danh Ngài là Phạm Văn Cường, sanh ngày 01 tháng 01 năm 1902 tại làng Bình Thành, tổng Cư Thượng, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, trong một gia đình Nho phong, phúc hậu. Thân phụ là cụ ông Phạm Văn Lời. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lài. Ngài là người con thứ năm, trong 8 anh em, 5 trai 3 gái. Tất cả đều hiền hòa chơn chất. Theo dòng thời gian luân chuyển, như bao nhiêu đứa trẻ bình yên trong đời. Năm 7 tuổi, Ngài được cha mẹ cho vào trường học. Năm 13 tuổi xong chương trình tiểu học, Ngài thôi học để hòa điệu phụ giúp gia đình, sống nếp sống nông dân, lam lũ làm ăn, vui thú ruộng đồng trên miền đất Thủ. Rồi từ đó, Ngài lớn lên thành một thanh niên lý tưởng của làng quê, siêng năng, hiền lành, mộc mạc, lúc nào cũng kính cha, thương mẹ, hòa thuận anh em và luôn luôn làm tròn phận sự với gia đình, với đạo làm người. Năm 23 tuổi, Ngài vâng lời cha mẹ lập gia thất để nối dõi tông đường, kết duyên cùng cô Nguyễn Thị Có, một thiếu nữ đức hạnh trong vùng. Thật là:

 Trai hiền lại gặp gái hiền

 Căn xưa nối lại mối duyên đạo lành.

Và đúng là duyên đạo lành đã kết xây nhiều kiếp, cho nên dù đôi bên đã vâng lời cha mẹ lập gia đình, làm ăn chung sống, nhưng không vướng bận vào vòng tử phược. Mà trái lại, hai vị còn trợ duyên nhau để thiện tâm ngày càng tăng trưởng. Bấy giờ tuổi tuy còn trẻ nhưng hai vị làm ăn rất phát đạt trên một chiếc ghe hàng hóa hơn 12 tấn, xuôi ngược bán buôn trên khắp dòng sông Long An, Mộc Hóa; có lúc đi cả Xoài Riêng, Nam Vang.

 2. TẦM ĐẠO VÀ HỌC ĐẠO

Một hôm trên chiếc ghe lưu chuyển, đang thời bán buôn thịnh vượng, người bạn đời tự thức tỉnh, đã tâm sự cùng Ngài:

“Đa tài thì lụy thân, mua bán giữ gìn tiền bạc cho nhiều ngày nào cũng gặp bọn cướp. Cướp của hại người mới là khổ, thiệt hại tấm thân nhưng đến chết chỉ nắm hai bàn tay trắng. Tôi hết ham tiền bạc chỉ muốn đi tu thôi. Vậy tiền bạc xin ông cất giữ, chớ tôi đã sợ lắm rồi!

... Ông bạn chậm rãi trả lời rằng: Cô là người nữ mà còn sợ tiền không ham danh lợi, hà huống tôi là nam tử mà không biết ngán hai chữ lợi danh hay sao ?” (Trích nguyên văn hồi ký của Sư Cô CHƠN LIÊN).[1]

Thế rồi hai người đồng thực hiện ước nguyện của mình, bán hết đồ đạc trên ghe và cả ghe, dấn thân tìm đạo. Năm 1928, Ngài 27 tuổi, túc duyên thúc đẩy, Ngài tìm gặp Hòa thượng TAM ĐỨC (người đời thường gọi là ông Đạo Ớt), vị đã có công trùng tu kiến tạo nhiều chùa ở miền Long An - Mộc Hóa. Có lẽ tình nghĩa Thầy Trò đã vén vun nhiều kiếp, nên TAM ĐỨC Đại sư nhiều lần gạn hỏi, thử thách, cuối cùng hoan hỷ thâu nhận hai người cùng cho nhập môn công quả học đạo. Vào chùa được hơn 3 năm, Ngài được TAM ĐỨC Đại sư thương yêu, tín cẩn, dạy dỗ, chứng minh truyền thập giới Sa-di, giao cho trông nôm VÂN SƠN TỰ tiếp nối sự nghiệp của Đại sư. Với tuổi già sức yếu, chẳng bao lâu sau Đại sư lui về ẩn tu trong một cái am vắng ở làng Ba Rài và vài năm sau cũng viên tịch.

Trong giai đoạn này, tâm đạo Ngài rất tăng trưởng. Ngài tiếp tục bổn phận mà cố Đại sư giao phó, gìn giữ, xây dựng VÂN SƠN TỰ. Đến năm 1945, chiến tranh lan rộng, giặc biên giới thường hay xâm lấn, giết hại dân lành. Ngài đành phải rời Chùa theo đoàn người tị nạn về lại Thủ Thừa, cất am cốc nhỏ tu ở quê nhà.

3. XUẤT GIA VÀ HÓA ĐẠO

Năm 1948, khi thuyền Bát Nhã của Đức Tổ sư MINH ĐĂNG QUANG hành đạo ngang qua xứ Thủ Thừa, Ngài được Đức Tổ sư thâu nhận, chứng minh cho xuất gia giải thoát, thọ ký pháp danh GIÁC TÁNH. Ngày 30 tháng 10 năm Mậu Tý (1948), Ngài được Tổ truyền Y Bát giới Sa-di và Tứ Y Pháp Trung Đạo làm Du Tăng Khất Sĩ. Ngày rằm tháng 7 năm 1951 tại Tịnh xá Ngọc Viên (tỉnh Vĩnh Long), Ngài được Tổ chứng minh truyền Cụ túc Tỳ-kheo 250 giới, bước vào hàng xuất gia bình đẳng. Năm 1954, Đức Tổ Sư MINH ĐĂNG QUANG vắng bóng. Quyền chưởng quản Giáo hội được Đức Tổ Sư truyền thừa cho Trưởng lão GIÁC CHÁNH và cũng chính Đức Tổ sư đã tấn phong cho Ngài GIÁC TÁNH là Trưởng lão đầu tiên trong Giáo hội.

Năm 1956, Trưởng lão GIÁC TÁNH đã cùng đi với Giáo hội hành đạo ra miền Trung lần đầu tiên. Sau đó, Giáo hội do Trưởng lão GIÁC CHÁNH lãnh đạo trở về Nam, còn Trưởng lão GIÁC TỊNH và Trưởng lão Giác Tánh vẫn ở lại để duy trì, hoằng dương Phật Pháp, thành lập Giáo Đoàn II ở các tỉnh miền Trung. Từ Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Trị, Đông Hà, nơi nào Ngài quang lâm đều có Đạo tràng Tịnh xá được kiến lập và nhiều Tăng Ni, thiện mam tín nữ Phật tử quy ngưỡng, phát tâm xuất gia.

 Sử mầu lần giở từng trang

 Hạnh tu Khất Sĩ du phương ta-bà.

 Khắp vùng non biển quê ta

Đâu đâu chẳng hiện bóng hoa Ưu Đàm.

 Sen nghìn cánh tỏa hào quang

 Tăng nghìn vị tỏa thơm đàng quê linh.

 Suối mầu khởi tự non xanh

 Chảy lai láng biển Thái Bình trăm sông.

Từ miền Nam đổ về Trung,

 Hương Giang gọi tiếng, Cửu Long gọi mời.

 Bây giờ Tịnh xá trăm ngôi

 Như trăm nhánh ngọc tươi chồi Vô Ưu.

 (Trích ÁNH MINH QUANG )

 Đức Trưởng lão tuy tuổi già, sức yếu nhưng chí nguyện độ sanh luôn oằn nặng trên vai. Năm 1973, tuổi đời đã hơn 70, chiếc xe tứ đại đã cũ kỹ, sắp hư mục, Ngài về an trụ tại Tịnh xá Ngọc Đăng - Sài Gòn.

4. NHÂN TỐ HIỆP NHẤT GIÁO HỘI

Từ năm 1954, Giáo hội chính được Ngài GIÁC CHÁNH lãnh đạo đi vào các làng mạc, thôn quê các tỉnh miền Tây hành đạo. Còn các vị đại đệ tử khác như Trưởng lão Giác Tánh, Đức Thầy Giác Tịnh, Đức Thầy Giác An, Đức Thầy Giác Lý, Pháp sư Giác Nhiên, … nối tiếp sứ mạng của Tổ chia nhau đi hoằng Pháp, nhờ đó các vị thành lập thêm 4 giáo đoàn Du Tăng nữa.

Đến năm 1970, mỗi Giáo Đoàn đều trưởng thành, có từ khoảng 50, 70 đến 100 Tăng chúng. Đến giữa năm 1971, với chủ trương hiệp nhất để nhất quán đường lối hành đạo và thống nhất Giáo hội thành một tổ chức duy nhất, nên chư Tôn đức trong Hội Đồng Giáo phẩm đại biểu 5 Giáo đoàn đều suy tôn Ngài vào chức ĐỆ NHẤT PHÓ TĂNG CHỦ, quyền TĂNG CHỦ Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam.

Ngày 4 tháng 9 năm 1973, năm Giáo đoàn chính thức khai mạc cuộc họp. Kết quả là Ngài được chư Tôn đức cung thỉnh vào vai trò TĂNG CHỦ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam. Trong thời gian lãnh đạo Giáo hội, Ngài rất thành công nhờ đức tính trầm tĩnh và sáng suốt. Mỗi khi có việc gì quan trọng đến trình bạch, Ngài giải quyết và trả lời từng việc rất ngắn gọn, có tính cách quyết định và thuyết phục. Việc nào Ngài thấy phải, đồng ý thì sau khi nghe xong, Ngài chỉ trả lời: “Tôi thuận, quý Sư rán làm tốt.” Những việc Ngài thấy không nên, Ngài không bằng lòng thì trả lời: “Việc đó coi bộ khó, quý Sư nghĩ lại xem”, rồi lại cười bao dung.

 5. NHỮNG NGÀY THÁNG CUỐI CÙNG VÀ VIÊN TỊCH

Khoảng trung tuần tháng 9 âm lịch năm 1978, Ngài trở bệnh, Giáo hội xin thỉnh Ngài về Tịnh xá Trung Tâm (quận Bình Thạnh) để tiện bề điều dưỡng. Lần này Ngài hoan hỷ nhận lời. Đến rằm tháng 11, Ngài gọi Đại đức Giác Thường (nay đã là Hòa thượng), người đệ tử hầu cận đến dạy: “Sư hãy đánh điện tín cho quý sư ở xa về thăm tôi lần cuối. Trong người tôi yếu dần, ngày đi chắc không xa.” Đồng thời, Ngài dạy đem Y Bát của Ngài để cạnh bên gối.

Sáng ngày 22 âm lịch, hơi thở yếu dần, rồi theo định luật sanh diệt của vũ trụ nhân sinh, Ngài an nhiên xả bỏ báo thân, thu thần thị tịch vào lúc 18 giờ 20 phút ngày 22 thánh 11 năm Mậu Ngọ, nhằm ngày 21 tháng 12 năm 1978.

Tang lễ được cử hành trang nghiêm tại Tịnh xá Trung Tâm (Bình Thạnh) - Hội Sở Trung ương Hệ phái tròn một tuần để Tăng tín đồ các tỉnh miền Trung và miền Tây về ai điếu, kính viếng tỏ bày lòng kính ngưỡng cuộc đời một bậc Thầy đức độ, đạo hạnh, chuyên tu. Lễ trà tỳ hoàn mãn hồi 13 giờ 45 ngày 28 tháng 11 năm Mậu Ngọ (nhằm ngày 27 tháng 12 năm 1978).

6. KẾT LUẬN

 Cả cuộc đời Đức Trưởng lão TĂNG CHỦ là một tấm gương hiền hoà đức hạnh. Trụ thế 77 năm. Hoà điệu với đời 27 năm. Học đạo, hành đạo 50 năm.

Đức Trưởng lão viên tịch, Giáo hội mất đi một cộng sự chân tu, một bậc lãnh đạo đức hạnh. Toàn thể Tăng tín đồ mất đi một bậc Thầy hiền khả kính, mẫu mực tu hành. Vậy toàn thể Tăng tín đồ chúng ta noi gương lành của Ngài hãy tinh tấn, hãy dõng mãnh trên đường hành thiện, tu hành hướng đến giải thoát. Cuộc đời của Ngài quả là:

 MỘT CUỘC ĐỜI HIỀN HÒA

 MỘT TẤM GƯƠNG ĐỨC HẠNH

 MỘT TẤM LÒNG PHỤNG SỰ

 MỘT CUỘC ĐỜI SIÊU THOÁT.

Nam Mô Giác Linh cố Trưởng Lão thùy từ chứng giám.

 

 

[1] Với hoài bão, chí nguyện xuất trần, bà Nguyễn Thị Có, bạn đời của Ngài cũng xuất gia theo Ni giới và được Đức Tổ sư thọ ký pháp danh là CHƠN LIÊN, đệ tử thứ 6 trong hàng Ni Chúng Khất Sĩ. 

 

-----oo0oo-----
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

BÀI LIÊN QUAN

Tiểu sử cố Hòa thượng Giác Tràng  ( Môn đồ pháp quyến , 11716 xem)

Tiểu sử cố Hòa thượng Giác Tràng  ( Môn đồ pháp quyến , 12695 xem)

Tiểu sử cố Hòa thượng Giác Thảo  ( Môn đồ pháp quyến , 14707 xem)

Hòa Thượng Thích Giác Thông  ( Hương Lưu , 18897 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ