Trang chủ > PG Việt Nam
HT. Thích Tịnh Hạnh hoàn thành ấn tống Đại tạng kinh Việt Nam
Xem: 14669 . Đăng: 14/04/2015In ấn
HT. Thích Tịnh Hạnh hoàn thành ấn tống Đại tạng kinh Việt Nam
PV
Sau hàng nghìn năm phải nghiên cứu, tìm hiểu Đại Tạng kinh qua tiếng Hán là chủ yếu, từ tháng 12 năm nay (2008), các trung tâm Phật giáo, viện nghiên cứu, trường học và đệ tử Phật môn đã có thể nghiên cứu một trong những bộ kinh lớn nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo Phật bằng tiếng mẹ đẻ - Tiếng Việt...
Sau hơn 20 năm âm thầm lao động, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh đã hoàn thành tâm nguyện gần như của cả cuộc đời tu hành của mình, đó là biên dịch, chú giải, tổ chức in ấn, mạ vàng...bộ Đại Tạng Kinh bằng tiếng Việt đầu tiên; đồng thời cũng trao tặng các trung tâm Phật giáo, các viện nghiên cứu và trường đại học của đất mẹ Việt Nam.
Đại Tạng kinh (gồm 82 bộ thánh thư Phật giáo theo hệ thống Nam truyền và Bắc Truyền, chia thành ba nhóm lớn: Kinh – Luật – Luận) đã được chuyển về Việt Nam để hoàn thành tâm nguyện của Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh – người tham gia công trình phiên dịch, từ đầu tháng 12 năm 2008.
Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh xuất gia từ năm 17 tuổi, người quê Phan Rang, là Việt Kiều mang quốc tịch Đài Loan – Trung Quốc, ông đã theo học nhiều trường Phật giáo nổi tiếng tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, ông trụ trì Chùa Pháp Bảo quận Thủ Đức TP HCM.
Tất cả những người muốn nghiên cứu, tìm hiểu thâm nhập giáo lý Đại Thừa, giáo nghĩa pháp môn đều phải tiếp cận được Đại Tạng Kinh.
Đại Tạng kinh tiếng Việt có 75 cuốn (trong đó có 6 cuốn tự điển) được in ở Pháp, mạ vàng tại Mỹ và phát hành tại Đài Loan và Pháp. Theo ông Vũ Tân Dân – Giám đốc Cty TNHH dịch vụ Cao Lầu (người được Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ủy nhiệm trao tặng Đại Tạng kinh) cho biết: “Bộ Đại Tạng kinh tiếng Việt trị giá hơn 2 triệu USD, nhưng đó chỉ là giá trị vật chất hữu hạn, vấn đề quan trọng và rất đáng trân trọng là nó được xuất bản bằng tiếng Việt và sẽ tặng cho khoảng hơn 70 cơ quan, tổ chức Phật giáo, viện nghiên cứu, thư viện, trường đại học trong nước.”
Ông Dân cũng cho biết, hiện đã có hơn 30 cơ quan trường học, viện nghiên cứu , trung tâm thư viện ở miền Bắc và 4 chùa ở miền Trung nhận bộ Đại Tạng kinh này.
Tại miền Bắc, các đơn vị đã nhận kinh sách như Trường ĐH Văn Hóa, ĐH KHXH & NV, Viện Sử học, Trường Trung cấp Phật học, Viện Bảo Tàng Dân tộc học, ĐH Phương Đông...
-----oo0oo-----
Nguồn: Phật Tử Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Để xứng đáng với lịch sử ( Hòa thượng Giác Toàn , 8233 xem)
HT.Thích Giác Toàn giảng "Giá trị của sự sống" ( Bảo Toàn , 9173 xem)
Lãnh đạo Phật giáo TP.HCM chúc mừng Giáng sinh ( H.Diệu , 8098 xem)
Thông báo về sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (11880 xem)
Câu lạc bộ Tuệ Đăng Thường Chiếu mở lớp tu học Phật pháp (8865 xem)
Sớm giải phóng mặt bằng Việt Nam Quốc Tự ( H Diệu - Hải Đạt , 8828 xem)
Phật giáo Việt Nam hộ quốc an dân ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 11989 xem)
Tăng thượng Giới - Định - Tuệ để phụng sự nhân sinh ( Hòa thượng Giác Toàn , 8671 xem)
Sự kiện Phật đản 1963: Bài học lịch sử sâu sắc trong lịch sử chính trị Việt Nam (8687 xem)
Đạo vàng tỏa hương ( Trần Quê Hương , 8176 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng