Trang chủ > PG và Các Ngành > PG và Tâm lý học

Có nên nhận lộc chùa?

Tác giả: Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ.  
Xem: 6634 . Đăng: 16/10/2020In ấn

 

Có nên nhận lộc chùa?

 

GN - HỎIKhi đến thăm một số chùa, thỉnh thoảng tôi được các Tăng (Ni) ban lộc, thường là bao đỏ (có tiền mệnh giá nhỏ hay một câu kinh ngắn) và ít bánh trái. Vì cả nể nên tôi đành nhận, về nhà tôi suy nghĩ lộc chùa cũng là tài vật của bá tánh, mình nhận như vậy sẽ không tốt vì mang nợ. Xin hỏi quý Báo, vậy tôi có nên nhận không?
(THỌ LÊ, vinhtho...@gmail.com)
 
phat loc chua Hoang Phap.jpg
Người dân thường đến chùa lễ Phật, xin lộc vào ngày đầu năm mới... - Ảnh minh họa
 
ĐÁP:
 
Bạn Thọ Lê thân mến!
 
Hiện nay, các cá nhân, gia đình hay đoàn khách Phật tử phương xa hành hương đến chùa chiêm bái, thăm viếng, nếu có báo trước thì đều được nhà chùa tiếp đón (nếu đến đột xuất thì tùy duyên). Nếu khách thăm viếng, lễ bái và vãn cảnh rồi đi thì nhà chùa mời nghỉ chân uống nước, ăn bánh trái. Nếu Phật tử muốn dùng bữa thì nhà chùa mời cơm chay thanh đạm. Nếu Phật tử có nhu cầu ở lại chùa vài ngày để trải nghiệm sống thiền theo chư tôn đức Tăng Ni thì một số chùa lớn có điều kiện cũng trợ duyên. Và hầu như tất cả sự đón tiếp này đều trên tinh thần tự nguyện sẻ chia, mọi sự đều tùy tâm và tùy duyên (cùng nhau làm việc, có gì dùng nấy), mọi người ai ai cũng đều hoan hỷ.
 
Một số chùa vừa thể hiện đạo tình và vừa phương tiện hoằng pháp nên lúc chia tay thường tặng khách thập phương món quà nhỏ (dân gian gọi là lộc chùa hay lộc Phật), có thể là bao đỏ đựng câu kinh, quyển kinh sách nhỏ, các vật phẩm chùa làm v.v… Hoặc sau những cuộc lễ, các chùa thường có chút lộc Phật như chai nước hay bánh trái gửi biếu thập phương bá tánh. Và hầu hết các Phật tử cũng như khách thập hương đều rất trân quý, hoan hỷ với lộc Phật này.
 
Theo tinh thần Giới luật của đạo Phật, các loại tài vật khi được mời thỉnh hoặc được cho, tặng, biếu một cách chính đáng là tài vật hợp pháp. Vì thế các Phật tử và khách hành hương được nhà chùa cho, tặng, biếu thì cứ hoan hỷ tùy duyên thọ dụng. Người hữu duyên nhận lộc Phật rồi gieo duyên lành với Tam bảo mà phát tâm hướng thiện là điều rất hay, tất cả đều được phước. Trên một phương diện khác, tài vật cho những chuyến từ thiện do nhà chùa chủ trương đều là của thí chủ, các nhà hảo tâm ủng hộ. Những người nhận sự giúp đỡ, sẻ chia từ nhà chùa tuy nhận của bá tánh nhưng không hề mắc nợ vì người cho, vật cho và người nhận đều trong sạch.
 
Do vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa việc thọ dụng vật thực nhà chùa mời hay nhận lộc nhà chùa cho, hoàn toàn khác với lạm dụng của đàn na tín thí cúng dường Tam bảo, tư lợi cho riêng mình. Đành rằng vật thực ở chùa là của tín thí, nhưng khi được nhà chùa mời hay ban phát lộc Phật thì chúng ta cứ như pháp tùy duyên thọ dụng và không có gì phải e ngại. Vì thực chất, lộc Phật mang giá trị tinh thần là chính (giá trị vật chất rất nhỏ) và mục đích của sự thọ dụng này là quảng kết thiện duyên mà quy hướng Tam bảo, tu sửa chính mình, phụng sự tha nhân. Nếu thọ nhận lộc Phật như mục đích đã nói trên thì chẳng những không mang nợ tín thí mà còn được phước vô lượng.
 

Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ
(tuvangiacngo@yahoo.com)

-----ooOoo-----

Nguồn: www.giacngo.vn 

BÀI LIÊN QUAN

TT.Thích Nhật Từ lý giải nguyên nhân của tự tử  (9068 xem)

Tâm Tình Cùng Người Trẻ  ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 42688 xem)

Tâm Lý Học và Tâm Lý Trị Liệu Phật Giáo Tây Tạng  ( Mỹ Thanh dịch , 9524 xem)

Sự hình thành của A Tỳ Ðạt Ma  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 6432 xem)

Tâm lý Phật Giáo trong Tây Du ký  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 9608 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ