Trang chủ > PG và Các Ngành > PG và Tâm lý học

TT.Thích Nhật Từ lý giải nguyên nhân của tự tử

Xem: 9070 . Đăng: 06/08/2016In ấn

 

TT.Thích Nhật Từ lý giải nguyên nhân của tự tử

 

TT.Thích Nhật Từ - Ảnh: Bảo Toàn

 

GN - Sự sống là một tặng phẩm quý giá. TT.Thích Nhật Từ, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, Phó Viện trưởng Học viện PGVN TP.HCM đã nói với PV Giác Ngộ như vậy nhân đọc bài “Khi người ta... chán sống” trên Giác Ngộ số 855.

Thượng tọa chia sẻ thêm rằng: “Nếu ta tự tử là đã phạm tội bất hiếu rất lớn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, ta phạm tội khước từ quyền được sống với tư cách là một con người”.

* Thưa Thượng tọa, hình như trong cuộc sống hiện đại, nhiều người... chán sống, điều đó thể hiện qua dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới - đây sẽ là nguyên nhân cao hàng đầu trong các loại tử vong...

- Hiện tượng tự chết có 4 nguyên nhân chính, thứ nhất là do sự tác động bởi mặt trái của truyền thông. Ngày xưa người ta bế tắc, tự tử, thông tin đó chỉ được biết trong một phạm vi nhỏ, nhưng bây giờ trong tích tắc - những khổ đau, tiêu cực, mọi mặt trái của cuộc đời nhan nhản trên truyền thông - làm cho người ta bị dẫn dắt bởi nguồn tin xấu đó và khi bị bế tắc bởi khổ đau của mình thì liền bị những thông tin ấy làm cho họ trầm cảm nhiều hơn, dẫn đến tự tử.

Thứ hai là cuộc sống hiện đại ngày nay thôi thúc con người phải đấu tranh, phải làm lụng kiệt sức vì cơm áo, hệ quả là làm cho con người bị căng thẳng thường trực, những căng thẳng đó khiến con người dễ rơi vào trầm cảm và bế tắc.

Thứ ba là xã hội hiện đại với hệ thống luật pháp đề cao tính riêng tư nhiều quá, chủ nghĩa cá nhân được cổ xúy nên khi dòng cảm xúc tiêu cực tới, mỗi người nghĩ mình không cần phải chia sẻ với ai, nhờ vả ai, mình phải giấu thông tin này, cắn răng chịu đựng một cách mòn mỏi và cuối cùng, rơi vào ngõ cụt, dẫn đến tự tử.

Và cuối cùng là những so sánh tiêu cực nảy sinh trong quá trình sống, theo đó, trong mối quan hệ xã hội hoàn cảnh sống gia đình mình lại mang so sánh với gia đình khác, kỳ vọng của bản thân mình so sánh với đối tượng khác, gia đình người khác. Điều đó khiến cho bản thân mình có những thất vọng lớn, trong khi người khác có những thuận lợi hơn, tự nhiên cảm thấy cuộc đời mình trở nên vô vị, buồn chán cô đơn, muốn trốn tránh, muốn giải phóng nó. Ở mức độ này người ta thường cường điệu hóa nỗi buồn nho nhỏ của bản thân, tạo thành sức nặng tâm lý tới quá sức chịu đựng - dẫn đến ý nghĩ tiêu cực…

Đó là 4 nguyên nhân thuộc về về nhận thức và tâm lý. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như theo thống kê xã hội học đã nêu rõ, thường là những bất như ý đến với nạn nhân một cách bất ngờ, như thất tình, phá sản… tạo ra những tác động mạnh, sang chấn tâm lý - sốc.

Nếu không phân tích được những điều này, tìm ra những manh mối để giúp cho người có ý định tự tử thoát ra khỏi nó - từ con đường nâng cao nhận thức, làm chủ cảm xúc thì những biến cố, sang chấn tâm lý, bất ổn xã hội, khổ đau gia đình... chắc chắn trở thành “động lực” cho người ta tự tử với suy nghĩ sẽ thoát được nỗi khổ đang trải qua.

*Theo lời Phật dạy, mọi ý nghĩ, lời nói, hành vi (ý-ngữ-thân) đều vận hành theo quy luật nhân-quả (xấu hoặc tốt). Với quy luật đó, hành động tự tử được nhìn trong chiều hướng như thế nào, thưa Thượng tọa?

- Tự tử có 3 tác động xấu. Thứ nhất, người tự tử bị ngộ nhận rằng bế tắc của họ sẽ được giải quyết bằng cách đặt dấu chấm hết cuộc đời mình. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng, trong sự tương tác giữa xã hội qua thuyết Duyên khởi của đạo Phật thì khi họ kết thúc sự sống, ngay lúc đó đã mở ra một làn sóng khổ đau khác ở người thân, ở những người có mối quan hệ gián tiếp và trực tiếp trong tương quan gia đình, xã hội và cộng đồng.

Thứ hai, về phương diện tái sinh, những người tự tử là những người bế tắc, chịu đựng không nổi khổ đau hiện tại thì những hạt giống ấy tạo thành một “dấu ấn” sâu sắc - làm cho con người đó sinh ra kiếp sau lại mang tâm lý này. Khi lớn lên mà có khó khăn gì đó họ sẽ dễ rơi vào trầm cảm, bế tắc, phiền muộn và cũng dẫn đến tự tử - nếu họ không có những nỗ lực để chuyển hóa.

Thứ ba, người tự tử “góp phần (xấu)” - tạo ra một cái khuôn cho những người sau, vì trong gia đình có một người tự tử sẽ dễ dẫn đến những người khác cũng bị trầm cảm, tạo ra một kịch bản, hệ quả na ná giống như vậy - dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng hơn, có tính lây lan. Do vậy, cái chết của họ không phải là kết thúc mà dẫn đến nhiều nỗi đau khác, rất nguy hiểm.

* Vậy theo Thượng tọa, có phương pháp nào để đối trị với ý nghĩ tự tử?

-  Để tránh tạo nghiệp tự tử thì khi thân tâm còn khỏe, an - mình phải tập luyện, để có một tâm lý vững chãi trước những khó khăn. Đầu tiên phải ngẫm trong đầu mình (Phật giáo gọi là quán) đến thuần thục ý niệm: mọi việc là chuyện nhỏ, tôi có thể giải quyết nó một cách dễ dàng, nó nằm trong tầm tay tôi, nên tôi không thấy gì là áp lực. Cách này giúp mình hạ nhiệt cảm xúc.

Thứ hai là phải tránh ba thái độ tiêu cực gồm cường điệu hóa vấn đề, quan trọng hóa vấn đề và  kỳ vọng hóa. Ba thái độ này thuộc về cảm xúc, nó giúp cho người bình thường nâng cao tính chịu đựng.

Tiếp nữa là học hỏi thêm các tấm gương vượt khó thành công, thậm chí họ còn tệ hơn mình nhưng họ đã vượt qua một cách ngoạn mục để thành công.

Và đặc biệt nữa là mình phải tâm niệm trong bất kỳ nỗ lực gì, thất bại hay trở ngại, chướng duyên, thử thách nào đi nữa cũng đều là chuyện rất bình thường, khi gặp những chuyện đó đừng cường điệu hóa nó.

Tư duy và nhận thức tích cực thì phải làm mỗi ngày để tự nó tạo ra một hệ thống miễn nhiễm.

* Tĩnh tâm trong khi đang buồn chán có thể xem là giải pháp để đối trị không, thưa Thượng tọa?

- Những người chọn tự tử khi gặp bất như ý như thất tình, mất ý nghĩa của cuộc sống, thất nghiệp, ghen tuông... thì họ không thấy cuộc sống này đẹp nữa nên khả năng tự nỗ lực để chuyển hóa bản thân là rất khó.

Ngay lúc đó, họ không muốn nói chuyện, không muốn tiếp xúc, mà nếu suốt ngày kêu họ niệm Phật, ngồi thiền thì sẽ không phù hợp. Có thể uyển chuyển, sử dụng kết hợp giữa thực tập tĩnh tâm còn có lao động tay chân, thể dục thể thao, tương tác xã hội, thiện nguyện… Qua đó, đối tượng bị trầm cảm có những thay đổi nhận thức từ bên trong.

Ngoài ra, mỗi khi thấy bản thân buồn chán, trầm cảm nên tìm gặp các nhà tư vấn tâm lý, quý thầy, sư cô có kinh nghiệm về vấn đề này để nhờ tư vấn giúp đỡ vượt qua hoặc chia sẻ với bạn bè, người mình tin tưởng để có một cái thấy rõ ràng và biết trân quý cuộc sống hơn.

* Cảm ơn Thượng tọa!

 

Như Danh thực hiện

 

---oo0oo---

Nguồn:Giác Ngộ

 

 

BÀI LIÊN QUAN

Tâm Tình Cùng Người Trẻ  ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 42688 xem)

Tâm Lý Học và Tâm Lý Trị Liệu Phật Giáo Tây Tạng  ( Mỹ Thanh dịch , 9524 xem)

Sự hình thành của A Tỳ Ðạt Ma  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 6432 xem)

Tâm lý Phật Giáo trong Tây Du ký  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 9608 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ