Trang chủ > PG Việt Nam > Nhân vật
Nhất Hạnh tam muội (Kính dâng Giác linh Trưởng lão Thiền sư)
Xem: 5126 . Đăng: 28/01/2022In ấn
Nhất Hạnh tam muội (Kính dâng Giác linh Trưởng lão Thiền sư)
Hòa thượng Thích Giác Toàn cùng Chư Tôn đức đón tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Ảnh: Lương Hòa |
GNO - Hòa thượng Thích Giác Toàn (Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN), bút danh Trần Quê Hương, đã cảm tác kính dâng Giác linh Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhân lễ Tống biệt - Trà-tỳ ngày 27 tháng Chạp-Tân Sửu (29-01-2022)
1.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thế danh Nguyễn Xuân Bảo
Sinh trưởng năm Bính Dần
Một ngàn chín hăm sáu (1926)
Làng Thành Trung, Quảng Điền
Tỉnh Thừa Thiên – Huế xưa
Gia đình sáu anh em
Ngài là con áp út
Thân phụ Đình Phúc Nguyễn
Thân mẫu Thị Dĩ Trần
2.
Năm một chín bốn hai (1942)
Mười sáu tuổi thanh xuân
Ngài xuất gia tu học
Tại Tổ đình Từ Hiếu
Với bổn sư thiền sư
Tổ Thanh Quý Chân Thật
Như nhân duyên nhiều đời
Thọ pháp danh Trừng Quang
Tháng chín năm bốn lăm (1945)
Ngài được bổn sư truyền
Y bát giới Sa-di
Ban pháp tự Phùng Xuân
Thăm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh - Ảnh: Lương Hòa |
3.
Năm một chín bốn bảy
Theo học Phật học đường
Báo Quốc - Huế vang danh
Năm một chín bốn chín (1949)
Rời Huế vào Sài Gòn
Tiếp tục đường tu học
Khởi đầu nghiệp văn chương
Pháp hiệu Thích Nhất Hạnh
Đồng thời, làm giáo thọ
Phật Học Đường Nam Việt
Tháng mười năm năm mốt (1951)
Thọ Cụ túc giới đàn
Tổ đình chùa Ấn Quang
Hòa thượng Đường đầu truyền
Trưởng lão Thích Đôn Hậu
4.
Năm một chín năm tư (1954)
Tổng Hội Phật Giáo trao
Làm Giám học giáo dục
Phật Học Đường Nam Việt
Năm một chín năm lăm (1955)
Chủ bút tờ nguyệt san
Cơ quan ngôn luận đàm
Của Tổng hội Phật Giáo
Việt Nam thời hiện hữu
Năm một chín năm bảy (1957)
Thành lập Phương Bối Am
Giữa núi rừng Bảo Lộc
Tích tụ ý chí thiền
Bi Trí Dũng Việt Nam
Năm sáu mốt – sáu ba (1961-1963)
Ngài xuất dương du học
Nghiên cứu và giảng dạy
Tại đại học Princeton
Và Columbia – Hoa Kỳ
Chính trong thời gian này
Tinh hoa bút pháp nở
Trí tuệ tỏa bừng khai
Những tác phẩm ý thức
Như “Nẽo Vào Thiền Học”
Hay “Nẽo Về Của Ý”
Và “Bông Hồng Cài Áo”
“Nói với tuổi hai mươi”
Lần lượt ngát hương bay
Năm một chín sáu tư (1964)
Ngài trở về Việt Nam
Tham gia các công tác
Văn hóa và giáo dục
Thành lập nhà xuất bản
Lá Bối của Phật giáo
Làm chủ bút tuần san
Hải Triều Âm pháp bảo
Cơ quan ngôn luận của
Viện Hóa Đạo đương thời
Đồng thời, Ngài cũng đã
Góp phần xây định hướng
Thành lập Viện Cao Đẳng
Phật học chùa Pháp Hội
Tiền thân nền giáo dục
Của Phật giáo Việt Nam
Năm một chín sáu lăm
Trường Thanh Niên Phụng Sự
Xã Hội được thành lập
Năm một chín sáu sáu (1966)
Thành lập dòng Tiếp Hiện
Và cũng chính năm này
Ngày mùng một tháng năm
Ngài được bổn sư truyền
Phú pháp và kế thừa
Trú trì chùa Từ Hiếu
Sau khi bổn sư tịch
Tại Thiền viện Vạn Hạnh, thăm Đại lão Hòa thượng Thích Minh Châu |
5.
Ngày mười một tháng năm Ngàn chín trăm sáu sáu (1966)
Rời quê hương Việt Nam
Đi vận động hòa bình
Xa quê ba chín năm
Năm một chín sáu bảy (1967)
Mục sư Martin Luther King
Đề cử Ngài nhận giải
Nobel cho hòa bình
Năm một chín sáu tám (1968)
Đến một chín bảy ba (1973)
Ngài vận động hòa bình
Hội nghị hòa bình Paris
Cũng trong thời gian này
Đại học Sorbonne Pháp
Mời Ngài đến dạy môn
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam”
Chính nhân duyên lành nầy
Ngài soạn bộ sách quý
Việt Nam Phật Giáo Sử
Với bút hiệu Nguyễn Lang
Năm một chín bảy mươi (1970)
Tháng chín, Ngài chính thức
Được Giáo hội bên nhà
Đề cử làm lãnh đạo
Đoàn Phật giáo Hòa bình
Tại Hội nghị Paris
Và cũng chính năm nầy
Đến một chín bảy hai (1972)
Ngài tham gia hoạt động
Thế giới về môi trường
Sinh thái học bề sâu
Tính tương tức, quan trọng
Việc bảo hộ trái đất
Thăm Tịnh xá Trung Tâm |
6.
Năm một chín bảy mốt (1971)
Ngài lập Phương Vân Am (Paris)
Năm một chín bảy sáu (1976)
Ngài vận động cứu giúp
Chia sẻ người đồng hương
Thương “Máu chảy ruột mềm”
Năm một chín tám hai (1982)
Lập “Đạo tràng Mai Thôn”
Tại Bordeaux Pháp quốc
Năm một chín chín tám (1998)
Lập Tu viện Thanh Sơn
Đến năm hai ngàn chẵn (2000)
Lập Tu viện Lộc Uyển
Trên đất nước Hoa Kỳ
Năm một chín chín chín (1999)
Ngài cùng các chủ nhân
Giải Nobel Hòa bình
Soạn thảo tuyên ngôn về
Hòa bình bất bạo động
Cho thiên niên kỷ mới
7.
Năm hai ngàn lẻ năm (2005)
Và hai ngàn lẻ bảy (2007)
Hai lần về Việt Nam
Ngài tổ chức ba miền
Đại Trai Đàn Chẩn Tế
Bình Đẳng trên quê hương
Năm hai ngàn lẻ tám (2008)
Ngài lại về Việt Nam
Tham dự và thuyết giảng
Vesak Liên Hiệp Quốc
Từ năm hai ngàn lẻ
Ngài thành lập cơ sở
Viện Phật học Ứng dụng
Châu Âu tại nước Đức
Viện Bích Nham, Mộc Lan
Tại quốc độ Hoa Kỳ
Thiền đường Hơi Thở Nhẹ (Paris)
Và Làng Mai Thái Lan
Viện Phật học Ứng dụng
Châu Á tại Hồng Kông
Tu viện Nhập Lưu - Úc
Ni xá Diệu Trạm và
Ni xá Trạm Tịch Việt
Nhiều công trình hoằng pháp
Và xây dựng Tăng thân
Khắp nơi trên thế giới
8.
Tháng mười năm Mậu Tuất (2018)
Ngài trở về an dưỡng
Tại Tổ đình Từ Hiếu
Và an nhiên thị tịch
Tại tịnh thất Lắng Nghe
Lúc một giờ ba mươi
Ngài hăm hai tháng Giêng (22-1)
Năm Tân Sửu, Cọp Vàng
Nằm tĩnh tọa vô ưu
9.
Năm Bính Dần thiền sư đến
Năm Tân Sửu thiền sư đi
Chín mươi sáu năm vô lượng trí bi
Dòng đời sắc sắc lưu ly
Đến đi sanh tử hữu thì hoàn không
Thời gian sớm tối thu đông
Thanh tươi Xuân Bảo, hạ hồng Trừng Quang
Phùng Xuân - Nhất Hạnh sen vàng
Tình ngườ - Tâm Quán đa mang nỗi niềm!
Trên vai nặng trĩu gánh thiền
Giang sơn ngàn vạn ba miền non sông
Chắp tay cầu nguyện Lạc Hồng
Bồ câu trắng hiện... cha ông thanh bình
Khắp năm châu - một chữ tình
Tình quê hương mẹ, đệ huynh giống nòi
Năm mươi hai năm rong chơi
Từng bước thở nhẹ... mỉm cười thân thương
Sống tỉnh thức, sống kiết tường
Tự mình quán chiếu, tự nương chính mình
Á - Âu - Phi - Mỹ - Úc vương
Tăng thân hòa quyện chơn thường tình thân
Dìu nhau đi, mỗi bước chân
Nhè nhẹ, tĩnh lặng... phong trần rũ buông!
Năm chín hai dừng mộng trường
Trở về quê mẹ, an khương nhiệm mầu
Thiền thất Lắng Nghe... nhịp cầu
Trăng Rằm phương trượng thiền sâu Niết bàn
Mai - Hồng - Lộc Uyển sen vàng
Ứng dụng hiển hóa Tâm tang yên bình
Tổ đình Từ Hiếu viên minh
Ma ha bát nhã tâm kinh liên đài
Bốn phương thiền xứ Như lai
Nhất Hạnh tam muội tụng bài kinh thơm
Đường xưa mây trắng Linh Sơn
Rong chơi phương ngoại... miên trường thiên thu.
Phương Thảo Am, 25 tháng Chạp năm Tân Sửu
-----oo0oo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng thay mặt Chủ tịch nước, Thủ tướng viếng tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Quảng Điền , 4708 xem)
Lễ sơ dạ, cung tiến Giác linh Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chuẩn bị nơi trà-tỳ ( Quảng Điền , 3308 xem)
Thành kính tưởng niệm thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Tỳ kheo Thích Gia Quang , 5076 xem)
Dạ, Thầy đi ( Phiên Nghiên , 1860 xem)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại tổ đình Ấn Quang ( Diệu Nghiêm - Bảo Toàn , 4604 xem)
Tượng đài vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Mỹ ( Lương Hoàng , 6056 xem)
Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi) ( Cao Huy Thuần , 2356 xem)
Trung ương GHPGVN kính viếng Trưởng lão Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Minh Ân, Đăng Huy , 4852 xem)
Chùa Từ Hiếu sáng sớm của một ngày đặc biệt ( Pháp Hạnh , 4480 xem)
Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tâm tang im lặng, miễn tất cả phúng điếu ( Diệu Hỷ - Quảng Điền , 2512 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng