Trang chủ > PG Việt Nam > Nhân vật
Thành kính tưởng niệm thiền sư Thích Nhất Hạnh
Xem: 2786 . Đăng: 26/01/2022In ấn
Thành kính tưởng niệm thiền sư Thích Nhất Hạnh
0 giờ ngày 22/01/2022 (ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng, an nhiên thị tịch tại thiền thất Lắng Nghe, Tổ đình Từ Hiếu, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngôi Tổ đình nơi mà thiền sư bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942 với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Nay, cũng tại nơi này, Thiền sư ra đi là Thiền sư đang trở về trong tịnh lặng.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Năm 1967, Thiền sư được mục sư Martin Luther King Jr đề cử giải Nobel Hòa bình.
Sau gần 40 năm rời xa đất nước, năm 2005 – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có chuyến hoằng pháp trở về thăm quê hương Việt Nam lần đầu tiên. Chùa Liên Phái, Hà Nội đã vinh dự đón phái đoàn Tăng thân Làng Mai tới đỉnh lễ Phật, giao lưu, hướng dẫn thiền.
Năm 2007, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền. Năm 2008, Thiền sư trở về Việt Nam lần thứ ba, tham gia thuyết giảng tại sự kiện Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam.
“Con có vinh dự được tháp tùng và cung đón Ngài, con cảm nhận rõ ràng tư tưởng Phật giáo nổi bật trong cuộc đời của Ngài là đạo Bụt, tức đưa giáo lý đạo Phật đi vào cuộc đời, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho con người”.
Trước khi Ngài về Việt Nam, con đã được hạnh phúc sang Làng Mai, Pháp quốc và tham dự khóa tu truyền đăng do Thiền sư tổ chức. Con cảm nhận được mạch nguồn đạo Bụt nhập thế nơi Ngài. Ngài là tấm gương sáng kiên trì tu tập, giữ chính niệm để tìm thấy hạnh phúc trong hiện tại và quảng bá tư tưởng thiện lành, tốt đẹp này với thế giới.
Trước sự ra đi thanh thản của Ngài, từ Tổ đình Liên Phái, Hà Nội con thành kính dâng nén tâm hương, ngưỡng vọng từ xa, nguyện cầu giác linh Ngài cao đăng Phật quốc. Đúng như Ngài đã từng dạy: “Hôm nay chúng ta hãy sống với nhau cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc thì đó mới chính là sự tiếp nối thực sự. Điều đó phải xảy ra từng ngày. Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó. Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả“
Tỳ kheo Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT T.Ư GHPGVN
Ngôi Tổ đình nơi mà thiền sư bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942 với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Nay, cũng tại nơi này, Thiền sư ra đi là Thiền sư đang trở về trong tịnh lặng.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Năm 1967, Thiền sư được mục sư Martin Luther King Jr đề cử giải Nobel Hòa bình.
Sau gần 40 năm rời xa đất nước, năm 2005 – Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có chuyến hoằng pháp trở về thăm quê hương Việt Nam lần đầu tiên. Chùa Liên Phái, Hà Nội đã vinh dự đón phái đoàn Tăng thân Làng Mai tới đỉnh lễ Phật, giao lưu, hướng dẫn thiền.
Năm 2007, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam lần thứ hai, tổ chức ba Đại Trai Đàn Bình Đẳng Chẩn Tế tại ba miền. Năm 2008, Thiền sư trở về Việt Nam lần thứ ba, tham gia thuyết giảng tại sự kiện Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam.
“Con có vinh dự được tháp tùng và cung đón Ngài, con cảm nhận rõ ràng tư tưởng Phật giáo nổi bật trong cuộc đời của Ngài là đạo Bụt, tức đưa giáo lý đạo Phật đi vào cuộc đời, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho con người”.
Trước khi Ngài về Việt Nam, con đã được hạnh phúc sang Làng Mai, Pháp quốc và tham dự khóa tu truyền đăng do Thiền sư tổ chức. Con cảm nhận được mạch nguồn đạo Bụt nhập thế nơi Ngài. Ngài là tấm gương sáng kiên trì tu tập, giữ chính niệm để tìm thấy hạnh phúc trong hiện tại và quảng bá tư tưởng thiện lành, tốt đẹp này với thế giới.
Trước sự ra đi thanh thản của Ngài, từ Tổ đình Liên Phái, Hà Nội con thành kính dâng nén tâm hương, ngưỡng vọng từ xa, nguyện cầu giác linh Ngài cao đăng Phật quốc. Đúng như Ngài đã từng dạy: “Hôm nay chúng ta hãy sống với nhau cho có hạnh phúc, hãy đi đứng, nói cười và tiếp xử với nhau cho có hạnh phúc thì đó mới chính là sự tiếp nối thực sự. Điều đó phải xảy ra từng ngày. Đám mây sẽ không có đau buồn gì khi nó không còn mang hình tướng của đám mây tại vì nó biết rằng nó đã thành mưa, mà thành mưa thì nó vẫn tiếp tục đời sống phụng sự của nó. Và khi đám mưa không còn nữa thì mình lại thấy có dòng suối và dòng suối lại tiếp tục sứ mạng của cơn mưa. Và vì vậy cho nên không có cái gì chết, không có cái gì mất đi cả“.
Tỳ kheo Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban TTTT T.Ư GHPGVN
-----oo0oo-----
Nguồn: www.phatsuonline.com
BÀI LIÊN QUAN
Dạ, Thầy đi ( Phiên Nghiên , 1448 xem)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại tổ đình Ấn Quang ( Diệu Nghiêm - Bảo Toàn , 2768 xem)
Tượng đài vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Mỹ ( Lương Hoàng , 3024 xem)
Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi) ( Cao Huy Thuần , 1260 xem)
Trung ương GHPGVN kính viếng Trưởng lão Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Minh Ân, Đăng Huy , 2236 xem)
Chùa Từ Hiếu sáng sớm của một ngày đặc biệt ( Pháp Hạnh , 2672 xem)
Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tâm tang im lặng, miễn tất cả phúng điếu ( Diệu Hỷ - Quảng Điền , 1340 xem)
Đức Dalai Lama gửi điện phân ưu về sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Phổ Tịnh , 2420 xem)
Báo chí quốc tế đề cao sự cống hiến của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho lối sống hạnh phúc ( Đức Hoàng , 2240 xem)
Tổ đình Ấn Quang tưởng niệm Thiền sư Thích Nhất Hạnh ( Tâm Kiên Định , 2516 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ