Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Ni trưởng Cảnh Liên khuyến tấn Ni chúng khóa Sống chung tu học lần thứ 17
Ni trưởng Cảnh Liên khuyến tấn Ni chúng khóa Sống chung tu học lần thứ 17
Sáng ngày tu thứ 2, ngày 01/12/2023 (nhằm ngày 19/10 Quý Mão) đại chúng khoá “Sống chung tu học” lần thứ 17 tại Tịnh xá Ngọc Tâm (Bắc Bình, Bình Thuận) cung nghinh Ni trưởng Cảnh Liên – Phó ban Quản sự Ni giới Giáo đoàn III ban thời pháp thoại đầu tiên cho Ni chúng khoá tu.
Mở đầu thời pháp, Ni trưởng nhắn nhủ với hội chúng Ni nên cố gắng khắc phục những khó khăn nơi trú xứ để tham gia các khoá tu do Giáo đoàn tổ chức nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết trong Giáo đoàn, đồng thời thực hiện đúng tinh thần và đường lối của Tổ Thầy, đó là: “Cái sống là phải sống chung, cái biết là phải học chung và cái linh là phải tu chung”. Sống chung tu học đem lại những lợi ích thiết thực như nâng cao kiến thức Phật pháp, giữ gìn giới luật tinh nghiêm, thu thúc các căn, sống cảm thông và biết yêu thương, biết cách tháo gỡ những khúc mắc nội tâm, giảm thiểu cái tôi tự thân, nêu cao tinh thần lục hoà cộng trụ.
Ni trưởng nhắc lại nguyên nhân có được khoá “Sống chung tu học” lần thứ 17 này là nhờ ý kiến ban đầu của HT. Giác Dũng - Đệ tứ Trưởng Giáo đoàn. Tiếp nối định hướng của Hoà thượng, chư Tôn đức lãnh đạo đã duy trì và phát triển thêm nhiều khoá tu. Đây là môi trường thuận duyên cho chư Ni Giáo đoàn tập trung tu học, nhất là những vị không có cơ duyên dự học tại các trường lớp và cũng là nơi để chư Ni quay về nương tựa trong sự giáo dưỡng của chư Tôn đức lãnh đạo.
Với tinh thần của một người đi trước, bằng kinh nghiệm bản thân, Ni trưởng nhận thấy trí huệ và sức khoẻ ảnh hưởng rất nhiều đến việc nhận thức cũng như chất lượng tu tập, nhân đó Ni trưởng muốn nhắn nhủ đến chư Ni trẻ phải tranh thủ khi tuổi còn trẻ, còn có sức khoẻ ráng sức tu hành, siêng năng tinh tấn, cố gắng học tập những điều hay, điều cần thiết để làm hành trang cho việc tiến tu.
Ni trưởng cho rằng, ngày nay các Ni trẻ được rất nhiều thuận duyên trên con đường học cũng như đường tu, khác xa với thời của các Ni trưởng. Thế nhưng điều đáng buồn là ý thức và nhận định vấn đề tu tập của chư Ni còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ni trưởng mong chư Ni nên biết nắm bắt cơ hội và biết áp dụng những gì đã học để tu tập làm lợi ích cho tự thân và đem sở học sở hành phục vụ Giáo hội và bổn tự đồng thời làm lợi ích cho nhân sinh.
Xã hội ngày nay với nhiều phương tiện thuận lợi hỗ trợ rất nhiều cho việc tu cũng như việc học; với rất nhiều kinh sách, phương tiện truyền thông, sách báo để người tu có thể tiếp cận kiến thức Phật pháp từ nhiều nguồn khác nhau. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với Tăng Ni trẻ. Nếu không có nội lực vững vàng và nhận định đúng đắn đâu là pháp môn giải thoát, đâu là phương tiện hỗ trợ thì chúng ta dễ dàng lạc vào mê trận của kiến thức và chữ nghĩa. Do đó các khoá tu sẽ giúp định hướng và kịp thời điều chỉnh những bước đi lệch lạc của lớp trẻ để họ nhận ra và dừng lại đúng lúc. Nên Ni trưởng nhắc nhở chư Ni qua câu:
Ăn trái ngon phải toan lấy hột
Đem gieo trồng kiếp khác mà ăn
Nhược bằng ăn trái hột quăng
Năm sau thèm khát mà xin nhà người.
Câu này có nghĩa khi chư Ni được đi học, thu thập được nhiều kiến thức thế học học lẫn Phật học trước tiên phải biết làm lợi ích cho bản thân và sau đem ứng dụng cho việc phục vụ phụng sự, như thế mới có thể đền đáp được Tứ trọng ân mà mỗi người chúng ta cần phải thực hiện trước khi thực tập pháp môn giải thoát giác ngộ.
Kế đến, Ni trưởng chia sẻ kinh nghiệm tu tập bản thân qua pháp môn Tứ niệm xứ, một pháp môn mà Ni trưởng tâm đắc và thực hành trong đời sống thường ngày. Trong bốn pháp quán của Tứ niệm xứ, Ni trưởng nhấn mạnh pháp quán thân. Đây là pháp quán đầu tiên và cũng là pháp quán căn bản cho những ai mới tập tu dễ dàng nhận thấy và nắm bắt.
Quán thân trước nhất là quán về 32 thân phần như: tóc, lông, móng, răng, thịt, da, xương, tuỷ, thận… quán chúng là vô thường, chịu sự biến hoại, để không bị dính mắc mà sanh phiền não. Để làm sáng tỏ phần quán thân, Ni trưởng dẫn bài kệ “Khuyến tu” trong Tập kệ 49:
Tóc, lông, răng, móng
Bụi đóng không thanh
Ghèn, mũi, nhớt, đờm
Khớm hờm chẳng sạch
Đông run, hè nực
Cầu sống lâu đành chịu bệnh rét hằng năm
Chí cắn muỗi ve
Trong còn mãi vựa loài trùng đòi bữa
Xác thúi không vui không sướng
Hồn khôn khá tỉnh khá tu
Sao người mê muội gọi phong lưu
Còn kẻ lờ mờ đành tríu mến
Đầu rối xức dầu giắt nỉa
Vóc hôi ướp xạ thoa hương
Lụa là bao xác thịt phô trương
Gấm nhiễu đắp thân phàm bán vạn
Uổng trau dồi nhiều cách
Khó bền bĩ trăm năm
Không dè lờ mắt nhức đầu
Ông Diêm chúa sai người đến rước
Mới biết rụng răng bạc tóc
Quỷ vô thường lãnh giấy đi tìm…
Thấy được sự nhàm chán của thân, chúng ta sẽ không tốn nhiều thời gian và tâm sức để lo dung dưỡng cho tấm thân tứ đại vô thường này. Thế nhưng trong thân bất tịnh ô trược, nếu chúng ta biết cách tu tập thì cũng nhờ đó mà tạo ra nhiều công đức. Cho nên:
Phải biết trong xác phàm có Phật
Tu dầu trai dầu gái cũng thành
Hành dầu tục dầu Tăng cũng đắc…
Chính điều này sẽ cho chúng ta cơ hội sửa sai, thân này chứa đựng tham, sân, si nhưng nếu biết tu tập thì thân này cũng tạo nên nhiều phước đức và trí tuệ. Vì vậy, Ni trưởng mong chư Ni trẻ phải biết lập công bồi đức khi thân còn trẻ, còn khoẻ. Vì:
Tuổi xanh như ngựa mạnh,
Huệ phước phải lo tu,
Già yếu như thân cò,
Quanh co dần chết lụi.
Và đức Tổ sư cũng dạy: “Nhiều kiếp ác mới được kiếp thiện, nhiều kiếp tu thiện mới được xuất gia.” Vì thế ngày nay chúng ta có phước được xuất gia thì phải ráng siêng năng tu tập. Nếu không gắng tu để một mai mất thân này rồi khó mà tìm lại được. Cuối cùng, Ni trưởng nhắc chư Ni nên thực hành theo lời dạy trong bài kệ “Bát chánh đạo”.
Kết thúc thời pháp, Ni trưởng nhắn nhủ Ni chúng tinh tấn tu tập bằng lời dạy của đức Phật trước khi nhập Niết bàn: “Này các Tỳ kheo, hãy tinh tấn lên! Hãy lấy pháp của Ta làm ngọn đuốc! Hãy lấy pháp của Ta làm sự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác! Đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác! Này các Tỳ kheo, hãy tinh tấn khắc phục tâm ý mình cho đến ngày giải thoát!”
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Ý nghĩa của việc Sống chung tu học (2884 xem)
Ni giới GĐ III - Hình ảnh những ngày Sống chung tu học ý nghĩa ( Ban Thư ký khóa tu , 2628 xem)
Bình Thuận; Khai mạc Khóa Sống chung tu học lần thứ 17 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban Thư ký khóa tu , 2368 xem)
Thông báo Khóa tu Sống Chung Tu Học lần thứ 17 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban TTTT Hệ phái , 2612 xem)
Khánh Hòa: Khóa tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Sơn (Tp. Nha Trang) ( Ban Truyền thông NGKS , 3868 xem)
TP.HCM: Tịnh xá Ngọc Phương tổ chức Khóa tu Bát Quan Trai cho Phật tử do Ni sư Phụng Liên hướng dẫn ( Ban Truyền thông NGKS , 3980 xem)
Đồng Nai: Khóa tu Bát Quan Trai cho Phật tử tại Tịnh xá Ngọc Uyển ( Ban Truyền thông NGKS , 3832 xem)
Bình Phước: Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Phú ( Ban Truyền thông NGKS , 3600 xem)
Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Hương và Đạo tràng Ngọc Hưng ( Ban Truyền thông NGKS , 2640 xem)
Đồng Nai: Khóa tu một ngày an lạc tại Tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa) ( Ban Truyền thông NGKS , 2268 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng