Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ bảy

Tác giả: Ban Thư ký khóa tu.  
Xem: 2774 . Đăng: 02/08/2023In ấn

 

Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ bảy

 

Ngày 31/7/2023 (14/6 Quý Mão) là ngày tu thứ 7, khóa tu Bồi dưỡng đạo hạnh Hệ phái Khất sĩ lần thứ 8 tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang đã bước qua hai phần ba chặng đường.

Trong đêm tối an tịnh, tiếng kẻng ngân vang vào lúc 3g45 báo hiệu thời khắc “đêm qua ngày đến” và một ngày tu tập mới bắt đầu.

 

 

Lúc 4g00, đại chúng trang nghiêm thành kính đối trước Tam bảo, Tổ Thầy đảnh lễ và dâng lên lời kinh “Cầu nguyện hòa bình”, thức tỉnh và nguyện cầu cho nhân thế:

… Đời không đạo nên đời loạn khổ,

Đạo ở đời thật chỗ yên vui,

Dài dòng chẳng nói xa xuôi,

Tiến lên đạo chánh dẹp lui đường tà.

Cầu học đạo ấy là cầu nguyện,

Cầu sao cho phổ biến chúng sanh,

Thế gian tất cả hiền lành,

Tức thì thế giới hoà bình tự nhiên…

Vào lúc 8g15, ĐĐ. Minh Phú - Ủy viên Đặc trách Giám học và Sinh hoạt của khóa tu chia sẻ với đại chúng các vấn đề chuẩn bị cho việc đăng đàn thọ giới. Giới luật là một trong những việc mà đức Thế tôn, Tổ Thầy đặt lên hàng đầu. Kệ Giới trong Luật nghi Khất sĩ viết: “Giới là nguồn cội của đạo Phật, giới còn thì đạo Phật vẫn còn, giới mất thì đạo Phật phải mất...” Bởi lẽ ấy, người con Khất sĩ phải học thuộc các bài học giới hạnh căn bản của hàng Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni để thực hành đúng đắn.

 

 

Một giới tử cầu thọ giới pháp là người phải có tâm thành, tha thiết. Nếu bản thân xét thấy chưa kham nỗi, hoặc chưa thể thành tựu được thì từ từ thọ, vì khi thọ giới mà không giữ được thì không nên. Tổ sư dạy: “… muốn xuất gia học Phật, phải hoàn toàn chịu dưới chế độ nghiêm luật của Giáo hội Tăng-già.”

Giới tử phải học giới luật và hành trì giới, giữ gìn oai nghi tế hạnh, điều này rất quan trọng đối với đời sống xuất gia. Thân tướng của người tu khác với người thế tục. Sự khác đó là oai nghi tế hạnh. Người đời kính trọng là do Phạm hạnh thanh tịnh, đầu trần chân không, đắp y bá nạp, áo vá từng manh mà người ta cúi đầu lễ lạy.

 

 

Ngang qua đây, ĐĐ. Giác Thống - Phó trưởng Ban Quản chúng khóa tu đã ân cần hướng dẫn cho các Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni, về oai nghi khi thọ thực, từ cách chuẩn bị bát, các tư cụ hỗ trợ như ca, muỗng, khăn tay đến cách để túi bát phía bên phải gọn gàng, giữ tư thế lưng thẳng khi ngồi ăn, tay trái ôm bát sát bên chân không rời, bát ví như bát chánh đạo, tay phải cầm muỗng cho vững, múc thức ăn gọn gàng rồi đưa lên miệng, trong khi nhai chẳng đặng múc, ăn chớ hở môi, chớ nhai thành tiếng,… hãy ăn thức uống và uống thức ăn, ca nước đặt trước để mắt an trú định tâm… Qua đó mới thấy, sự thương yêu chăm sóc chu đáo của chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Quản chúng dành cho hàng hậu học thật quý giá biết bao!

… Thường nên kiểm soát hành vi,

Khi ăn, lúc nói, đứng, đi, ngồi, nằm,

Đừng cho vọng ý phóng tâm,

Phải nhờ giới luật buộc cầm khít khao…

Từ 11g00-12g00, đại chúng thọ trai trong chánh niệm dưới sự hướng dẫn của HT. Minh Hóa - Giáo phẩm Hệ phái, Phó Trụ trì Pháp viện Minh Đăng Quang.

Thời học pháp buổi chiều, HT. Minh Hóa đã quang lâm sách tấn đại chúng từ kinh nghiệm tu học hơn 50 năm trong nhà đạo của mình. Hòa thượng kể lại, lúc còn nhỏ, có lần Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên đã nhắc Hòa thượng rằng đi tu là tự nguyện không ai ép buộc “ép dầu ép ai nỡ ép tu”. Người đi tu cầu đạo giải thoát là người có chất liệu giác ngộ, thấy ra đời là khổ, chịu cảnh luân hồi sanh tử. Dù lý do xuất gia là gì nhưng khi xuất gia tu tập rồi phải làm cho bung ra được chất liệu giác ngộ; có như thế mới tiến xa trên con đường tu. Giá trị hạnh phúc ở thế gian so với hạnh phúc của người tu tựa như lấy gáo dừa so với chén kiểu vậy.

Trong con mắt có con ngươi mới tỏ,

Sách không thầy biết rõ làm sao,

Xưa nay giáo pháp truyền trao,

Không thầy chỉ dạy há nào nên thân.

Người mới bước đầu vào đạo cần phải có thầy hướng dẫn từng bước. Người kiến trúc sư hay người giỏi nghề nghiệp nào đó không thể tự mua sách về học mà cần phải có người thầy chỉ dạy. Người xuất gia vào chùa có thầy dạy dỗ từ cách ăn, nói, đi, đứng, nằm, ngồi. Vị Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni phải được uốn nắn ngay từ buổi đầu nếu không sau này thành vị Tỳ-kheo mà oai nghi tế hạnh không chuẩn.

Người muốn có đạo đức cao trong tương lai thì phải vững về oai nghi tế hạnh ngay lúc ban đầu. Môn oai nghi tế hạnh song hành chánh niệm tỉnh giác, hành giả tự tin vững chãi bước đi trên con đường giải thoát. Hòa thượng trao cho đại chúng một mật chú: “Khi làm việc gì, hai mắt hãy chăm chú đến hai tay và hai chân”, như vậy việc làm nào cũng trọn vẹn, tốt đẹp. Uốn nắn khi còn măng, đến khi thành tre thì khó uốn nắn được. Dù rằng vào tu có thầy chỉ dạy, song trên con đường đạo, tự thân phải nỗ lực tinh cần tu tập để diệt trừ tham sân si phiền não.

Tự mình, làm điều ác,

Tự mình làm nhiễm ô,

Tự mình không làm ác,

Tự mình làm thanh tịnh.

Tịnh, không tịnh tự mình,

Không ai thanh tịnh ai!”

(Kinh Pháp cú, kệ 165)

Trên tinh thần bình đẳng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng để tìm về Phật tánh ấy thì bản thân mỗi người phải làm tam nghiệp thanh tịnh, quay về chính mình “phản quang tự kỷ”, tu để làm tham sân si giảm dần và chấm dứt.

Tổ sư dạy:

Thân trong sạch ấy là xứ Phật

Miệng trong sạch ấy là pháp Phật

Ý trong sạch ấy là con Phật

Tâm trong sạch tức là đức Phật.

Pháp sư Giác Nhiên cũng dạy:

Mỗi người tự sẵn có đèn lòng,

Tự mình soi lấy, chớ trông tầm ngoài.

Cũng đừng ỷ lại vào ai,

Phật, Tiên, Hiền, Thánh, chính ngay tại mình.

Trong Chơn lý “Y bát chơn truyền”, Tổ sư dạy “Người cư sĩ chỉ có một pháp tu tập vắn tắt, đó là Giới - Định - Tuệ.” Tu tập Giới - Định - Tuệ đoạn trừ được tham sân si, là pháp tu thù thắng trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm tự thân, góp phần trang nghiêm đạo tràng, trang nghiêm Giáo hội. Người Khất sĩ lấy y bát làm phương tiện nuôi thân, lấy Giới - Định - Tuệ làm pháp môn tu tập, lấy giải thoát luân hồi, Niết-bàn vô sanh làm mục đích. Vì vậy, người xuất gia phải tự soi rọi kiểm điểm chính mình, tinh tấn sửa đổi để ngày một tốt hơn. Người tu là trở về, tự quy y Phật Pháp Tăng nơi chính mình.

Chúng ta được làm thân người, được nghe Chánh pháp, áp dụng tu tập là một điều rất quý. Các Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni phải ý thức quay về chính mình để trau tâm dồi trí.

Dễ thay thấy lỗi người,

Lỗi mình thấy mới khó.

Lỗi người ta phanh tìm,

Như sàng trấu trong gạo,

Còn lỗi mình, che đậy,

Như kẻ gian giấu bài.

(Kinh Pháp cú, kệ 252)

Buổi chiều từ 18g00-18g45 là thời khóa công phu thiền. ĐĐ. Minh Nhật hướng dẫn đại chúng quán cảm thọ toàn thân. Các cảm thọ sanh diệt diễn ra liên tục và rất vi tế; hành giả chú tâm, chánh niệm, tỉnh giác ghi nhận đối tượng, nhận diện cảm giác, quán sát sự sanh diệt; chỉ ghi nhận không phản kháng, không khởi tâm vui buồn, ưa ghét. Điều quan trọng của một người xuất gia là phải thật sự nhận biết chính mình.

Tu thiền, trí tuệ sanh,

Bỏ thiền, trí tuệ diệt.

Biết con đường hai ngả,

Ðưa đến hữu, phi hữu,

Hãy tự mình nỗ lực,

Khiến trí tuệ tăng trưởng.

(Kinh Pháp cú, kệ 282)

Tiếp nối chương trình tu tập một ngày an lạc, sau thời thiền tọa, đại chúng duy trì chánh niệm tỉnh giác thiền hành đến giảng đường và cùng chư Tăng trường Hạ Pháp viện Minh Đăng Quang lạy sám hối Hồng Danh, đêm 14 trong tháng.

Từ 20g00-21g30, thời pháp sám hối đại chúng diễn ra trong không khí trang nghiêm dưới sự chỉ dạy của TT. Giác Hoàng - Trưởng ban Quản chúng. Sám hối là phương pháp nhằm giúp tâm được an yên, tu tập có kết quả; nếu không sám hối thì những phiền não khuấy động tâm tư. Các Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni được chư Tôn đức Quản chúng khuyên dạy để làm tăng trưởng đạo hạnh trong Chánh pháp.

Nếu thấy bậc Hiền trí,

Chỉ lỗi và khiển trách,

Như chỉ chỗ chôn vàng.

Hãy thân cận người trí!

Thân cận người như vậy,

Chỉ tốt hơn, không xấu.

(Kinh Pháp cú, kệ 76)

 

Ngày tu thứ bảy kết thúc trong niềm an lạc của đại chúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban Thư ký Khóa tu

-----oo0oo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ