Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ tư
Xem: 2390 . Đăng: 30/07/2023In ấn
Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ tư
Ngày 28/7/2023 (nhằm ngày 11/6 Quý Mão), khóa tu Bồi dưỡng đạo hạnh Hệ phái Khất sĩ lần thứ 8 tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang (số 505, Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, TP. Thủ Đức) đã đi đến ngày thứ tư.
Vào lúc 4g00, một ngày tu học mới bắt đầu bằng âm thanh trầm hùng của đại chúng trùng tụng những bài kệ Ý, Nhẫn, Giới trong Luật nghi Khất sĩ, nhằm nhắc nhở phương pháp tu học mà Tổ sư truyền dạy.
Trong thời khóa công phu sáng, ĐĐ. Minh Nhật - Phó Trưởng ban Quản chúng và chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Quản chúng hướng dẫn thiền hành. Trong sự tỉnh giác, ta bước chân phải - biết, bước chân trái - biết; không nghĩ quá khứ, không nghĩ đến tương lai; tập quan sát, tập chú ý, bước từng bước chân tỉnh giác không quá nhanh không quá chậm; bình thản từng bước, an trú hiện tại; bước cùng đoàn thể Tăng thân thanh tịnh, hòa hiệp, nương tựa lẫn nhau.
Vào lúc 8g15, TT. Giác Phước - Chánh Thư ký Giáo đoàn II, Trụ trì tịnh xá Ngọc Đăng (Q. Bình Thạnh, TP. HCM), Phó ban Quản chúng kiêm Giáo thọ khóa Bồi dưỡng đạo lạnh lần thứ 8 đã quang lâm về Pháp viện ôn lại “Lược sử Giáo đoàn II” cùng đại chúng.
Trước khi trình bày Lược sử, Thượng tọa đưa đại chúng ngược dòng lịch sử. Đức Thích-ca Mâu-ni xuất thân từ Ấn Độ; Ngài tìm ra con đường giải thoát giác ngộ, và theo bước chân du hóa của chư Tăng Ni, đạo Phật lan rộng khắp năm châu bốn biển. Cũng theo bước chân ấy, Tổ sư Minh Đăng Quang thành lập Hệ phái Khất sĩ từ năm 1944, đến 1954 Ngài vắng bóng.
Từ đó đến nay, Tăng đoàn do các đệ tử của Tổ sư đi hoằng pháp khắp hai miền Nam Bắc, lần lượt các giáo đoàn được thành lập. Trong đó Giáo đoàn II được Trưởng lão Giác Tánh và Trưởng lão Giác Tịnh thành lập vào những năm 1957-58. Các Trưởng lão đã không quản ngại khó khăn cũng như thời tiết khắc nghiệt mà thiết lập Tăng đoàn, dựng lập đạo tràng. Các tịnh xá được thành lập trong phạm vi các tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Nha Trang, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế,… Các tịnh xá trải dài các tỉnh miền Trung gồm Ngọc Đăng, Ngọc Giáng, Ngọc Hương, Ngọc Trang, Ngọc Thuận, Ngọc Hội, Ngọc Nhơn,… được thành lập.
Vào thời ấy, quý Trưởng lão đã có cách hành đạo rất cấp tiến. Giáo đoàn II đã sử dụng 3 chiếc xe hơi làm phương tiện hành đạo. Quý Trưởng lão cũng khuyến khích chư Tăng đi học các trường Đại học, tuy nhiên hiện nay, Giáo đoàn lại có ít Tăng đi học nhất so với các Giáo đoàn trong Hệ phái. Hiện tại, Giáo đoàn II có 65 vị, trong đó Tỳ-kheo là 55 vị và không có Ni chúng.
Từ 11g00-12g00, TT. Giác Minh hướng dẫn đại chúng thọ trai trong chánh niệm và chia sẻ đến đại chúng những lời Đức Phật dạy trong Kinh những ngày hạnh phúc thuộc Kinh Tăng chi: “Này các Tỳ-kheo bất cứ ai có hành động lời nói thiện lành, vào buổi sáng sẽ có một buổi sáng hạnh phúc. Bất cứ ai có hành động lời nói ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa sẽ có một buổi trưa hạnh phúc. Bất cứ ai có hành động lời nói ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều sẽ có một buổi chiều hạnh phúc…./ Phước lành thay cho những ai gặp quả phước lành trên vì họ luôn thực hành theo lời Phật dạy…”
Từ 13g30-15g30, HT. Giác Pháp - Uỷ viên HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯGHPGVN, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó BTS GHPGVN TP. HCM, Tri sự trưởng Giáo đoàn V đã viếng thăm khóa Bồi dưỡng đạo hạnh và sách tấn đại chúng ngang qua Bài kệ “Ý” trong Luật nghi Khất sĩ.
Trước khi giảng, Hòa thượng nhấn mạnh rằng bài kệ này rất quan trọng đối với người con Khất sĩ, bởi Đức Tổ sư dạy pháp hành căn bản trong bài kệ này. Nhiều vị học thuộc lòng bài kệ chỉ để trả bài lên lớp mà không nhận ra giá trị pháp hành ở đây. Các Tập sự, Sa-di, Sa-di-ni phải học, ghi nhớ, rồi tư duy và ứng dụng hành trì, đúng như lộ trình tu tập văn - tư - tu vậy.
“Con người cái ý vốn hai / Khi mừng, khi giận đổi thay không lường / Vội vàng khi ghét khi thương / Khi vui vui ngất, khi buồn buồn hiu… / … Pháp nương tương đối không rời / Do hai lẽ ấy, ý đời phát sinh.”
Tổ sư dùng chữ “ý” thay vì chữ “tâm” để tránh sự nhầm lẫn giữa chơn tâm và vọng niệm. “Ý” trong bài kệ được nhắc đến ví như là con khỉ, con ngựa, nó chạy nhảy không ngừng, tức là vọng niệm.
“Dẫy đầy ngoại cảnh chung quanh / Càng nuôi tạo ý trưởng thành thêm lên / Thói đời càng nhiễm càng quen / Bụi đời càng đóng càng đen tinh thần…”
Tu tập là để loại bỏ tham, sân, si; nếu không tu tập, những vọng niệm sẽ càng ngày càng nhiều. Tăng Ni thường nghe nhạc, nghe âm thanh thế tục mà không tưới tẩm hạt giống Bồ-đề bằng lời kinh tiếng kệ thì tâm càng ngày càng tham đắm dục nhiễm, cấu uế tăng trưởng, gây chướng ngại cho quá trình tu tập. Do vậy, người xuất gia phải phòng hộ sáu căn khi tiếp xúc với trần cảnh bên ngoài. Biện pháp tốt nhất là luôn luôn chánh niệm, không chạy theo những bóng hình ngoại cảnh.
“Vọng tâm là ý tư riêng / Thất tình lục dục một tên khác gì / Thường nên kiểm soát hành vi / Khi ăn, lúc nói, đứng, đi, ngồi, nằm / Đừng cho vọng ý phóng tâm / Phải nhờ giới luật buộc cầm khít khao / Tuy không thấy ý chỗ nào / Nhưng khi động tác ý xao ra ngoài / Nếu ai thiền định hoài hoài / Ấy là ý mã bị cai trị rồi/…”
Khi căn trần xúc đối, tâm vọng sanh khởi, việc cần làm của người tu tập là chặt đứt, triệt tiêu, không để vọng niệm khởi lên, phải trừ tâm vọng. Cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe. Khi 6 căn tiếp xúc 6 trần, hãy luôn chánh niệm tỉnh giác, kiểm soát tâm để không chạy theo ngoại cảnh.
“Phàm trong sự thể tu hành / Đừng buông cái ý tung hoành tự do / Bước đầu bổn phận làm trò / Cả thân tâm trí dâng cho người thầy / Mặc người uốn nắn chuyển xoay / Đặng mình diệt hẳn riêng tây ý xằng…”
Các vị Bổn sư phải biết cách uốn nắn, chuyển xoay để đệ tử tiến bộ trong đạo nghiệp tu hành và người đệ tử cũng phải dâng cả tâm trí cho Thầy để được chỉ dạy, giúp cho việc điều phục cái ý nhu nhuyến trở về yên tịnh.
“Chẳng ai ý lộng, tâm buông / Mỗi người nắn đúc, tròn vuông thành phần…”
Bài kệ “Ý”, chính là phương pháp hành trì tu tập mà Tổ sư đã dạy. Ý không có thật, cũng như thọ, tưởng, hành, thức thay đổi liên tục khi căn trần xúc, khi thế này, khi thế khác. Hòa thượng sách tấn đại chúng phải tinh tấn, phấn đấu nỗ lực tu tập để trở thành những người thừa kế xứng đáng; phải kỳ hẹn trong tâm một ngày mai bản thân sẽ trở thành rường cột chống đỡ ngôi nhà Tam bảo.
Từ 18g00-18g45, đại chúng thiền tọa dưới sự hướng dẫn niệm thọ của ĐĐ. Minh Nhật - Phó Trưởng ban Quản chúng và chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Quản chúng.
Sau thời thiền tọa, đại chúng tiếp tục thiền hành lên chánh điện tụng Lương Hoàng Sám cùng chư Tăng trường Hạ Pháp viện Minh Đăng Quang với thời lượng 45 phút.
Vào thời khóa cuối ngày, từ 20g15-21g30, như thường lệ khoảng thời gian này là thời sám hối và trình pháp sau một ngày tu tập. Với tấm lòng từ ái, dang rộng vòng tay nâng đỡ chăm sóc đàn em, chư Tôn đức Tăng Ni trong Ban Quản chúng lắng nghe các khóa sinh bộc bạch những khó khăn, ưu tư của mình. Trong đạo tình này, các khóa sinh có cơ hội sám hối tội lỗi đã gây ra, ngoài việc được sạch nghiệp mà còn phát sanh công đức, các vết thương tâm hồn được chữa lành. Những lời dạy trí tuệ của chư Tôn đức gột sạch những bất thiện pháp đang cản trở bước đường tu tập của khóa sinh. Trong quá trình tu tập, nếu không quyết tâm dứt trừ vọng niệm, ác bất thiện pháp vẫn tiếp tục sanh thì nhân quả không tránh khỏi; cố gắng tu tập phát triển trí tuệ là điều kiện thành tựu quả phước thiện giải thoát ngay trong kiếp này.
Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
Như ngôi nhà khéo lợp,
Mưa không xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
(Kinh Pháp cú, kệ 13-14)
Ngày tu thứ tư kết thúc trong niềm hoan hỷ của đại chúng.
Hình ảnh ngày tu thứ 4:
Ban Thư ký Khóa tu
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ ba ( Ban Thư ký khóa tu , 3340 xem)
Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8, ngày thứ hai ( Ban Thư ký khóa tu , 4308 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành thuyết giảng trong ngày đầu tiên Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh HPKS lần thứ 8 ( Ban Thư ký khóa tu , 2716 xem)
Trà Vinh: Tịnh xá Ngọc Vinh tổ chức khoá tu Bát quan trai định kỳ cho Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 9616 xem)
Cà Mau: Khóa tu Bát quan trai tại Tịnh xá Ngọc Hải ( Ban Truyền thông NGKS , 6472 xem)
TP.HCM: Khóa tu Bát quan trai tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (7100 xem)
Long An: Khóa tu Bát quan trai tại Tịnh xá Ngọc Tháp ( Ban Truyền thông NGKS , 8624 xem)
Đồng Nai: Khoá tu Bát quan trai tại Tịnh xá Ngọc Uyển ( Ban Truyền thông NGKS , 3160 xem)
Đồng Nai: Khoá tu Bát quan trai tại Tịnh xá Ngọc Uyển ( Ban Truyền thông NGKS , 996 xem)
Trà Vinh: Tịnh xá Ngọc Hiệp tổ chức khóa tu Bát quan trai định kỳ dành cho Phật tử ( Thiện Hữu , 12392 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ