Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Giáo đoàn III: Thượng tọa Giác Hạnh thuyết giảng với chủ đề Tín - Hạnh - Nguyện
Xem: 3594 . Đăng: 06/10/2023In ấn
Giáo đoàn III: Thượng tọa Giác Hạnh thuyết giảng với chủ đề Tín - Hạnh - Nguyện
Sáng ngày 24/9/2023 (nhằm ngày 10/8/Quý Mão) - ngày tu thứ 5 của khoá tu Giới - Định - Tuệ do Giáo đoàn III tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Khánh Hoà), có thời pháp thoại do TT. Giác Hạnh - Trụ trì Tịnh xá Ngọc Vạn nơi đăng cai khóa tu, kiêm Hóa chủ khoá tu thuyết giảng. Thượng toạ đã cố gắng dành thời gian thăm hội chúng và chia sẻ kinh nghiệm tu học, hành đạo của bản thân bằng pháp hành Tín - Hạnh - Nguyện. Tín - Hạnh - Nguyện của Thượng toạ là những mẫu chuyện đời thường nhưng chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc mà chỉ có những ai thực sự thực hành mới cảm nhận hết những cung bậc cảm xúc ấy.
Thượng toạ trích lời của Tổ sư Minh Đăng Quang: “Nên tập sống chung tu học”. Ngài nói như vậy, chứ không nói “nên sống chung tu học”, vì tất cả chúng ta đều còn phàm phu nên phải tập sống chung để tu học. Một người xuất gia từ nhiều nhân duyên khác nhau nhưng khi vào sống với Thầy, với hội chúng, nhờ vào sự bảo bọc, nâng đỡ, yêu thương của người Thầy và Tăng thân, vị ấy mới phát khởi niềm tin vào Tam Bảo; giống như một đứa trẻ phải có sự thương yêu, chăm sóc, dưỡng nuôi, bảo bọc từ gia đình, cha mẹ, người thân và sự giáo dục từ Thầy Cô, nhà trường, đứa trẻ ấy được lớn lên khoẻ mạnh và trở thành người hữu dụng. Niềm tin cho một người mới vào đạo không phải là những lý tưởng giải thoát cao siêu, cũng không phải những pháp môn huyền diệu, siêu việt mà chỉ đơn giản là tình thương và sự bảo bọc của người Thầy. Điều đó giúp người học trò cảm thấy an tâm và tin tưởng để rồi dành trọn đời mình cho việc tu hành và phụng sự. Cảm nhận được tình thương của Thầy, người học trò mới gần gũi, từ gần gũi mới vâng lời, từ vâng lời mới đi đến thực hành và có được kết quả thiết thực.
Tiếp đến, Thượng toạ kể về quá trình theo Thầy học đạo và hành đạo. Thầy của Ngài là HT. Giác Thảo, người chuyên tu hạnh Đầu đà và hành Tứ y pháp. Do đó, Thầy trò không ở một nơi cố định mà rày đây mai đó. Buổi sáng khất thực nơi xóm làng, chiều tối hành thiền nơi rừng núi, gốc cây hay Am Miếu. Hoà thượng thường tự mình làm y áo để mặc, Ngài xin vải khăn tang hay lấy vải bao bột mỳ đâu lại thành y hay làm mền để đắp. Bên cạnh việc khất thực và hành thiền, Ngài xem việc làm y như một cách để tu. Là một người hành hạnh Đầu Đà không có tài sản, xả ly mọi chướng ngại nên ở một góc độ nào đó, Hoà thượng cũng có sự gia trợ hộ trì từ Tam Bảo cũng như Chư thiên.
Những câu chuyện đời thường nhưng đầy mầu nhiệm mà Thượng toạ và Thầy mình đã trải qua trong quá trình hành hạnh Đầu Đà cũng như xây dựng Tịnh xá. Nhờ đó, Thượng toạ đã đặt trọn niềm tin vào Thầy cũng như vào Phật pháp. Chính niềm tin ấy giúp Ngài vượt qua những khó khăn và sống đúng theo chánh pháp. Thượng toạ kể có lần mấy Thầy trò đi Bình Ty, đó là một đoạn đường khá xa nên phải đón xe đi nhờ (vì không có tiền). Lúc ấy khoảng trưa nắng, đón mãi mà không có xe, bỗng đâu xuất hiện một người đàn ông ăn vận như người Chàm đến nói ở đây đón xe không được phải đi một đoạn nữa thì mới có xe. Quả thật, mấy Thầy trò đi tới một đoạn thì có xe, nhưng khi nhìn lại không thấy người đàn ông ấy đâu cả. Một lần khác, Thầy trò muốn đến khu rừng phía trước để qua đêm, trên đường đi, bỗng có con rắn cắn vào chân Hoà thượng, đi được một khoảng nữa có mấy du kích chặn lại không cho vào rừng, mới biết đó là nơi không được an toàn.
Khi hoà bình lập lại, nhà nước mới thành lập, vấn đề an ninh và quản lý nhân sự phức tạp nên các lãnh đạo nhà nước không cho tu sĩ hành hạnh Đầu Đà hay sống nơi rừng núi mà phải ở một nơi cố định để dễ quản lý. Vào thời kỳ này, Phật giáo Khất sĩ không còn sống theo truyền thống Phật Tăng xưa, nghĩa là trì bình khất thực mà phải tự tăng gia sản xuất, tự túc sinh hoạt và nuôi sống bản thân. Do đó Thầy trò trở về xây dựng Tịnh xá Ngọc Phổ để làm nơi tu học. Thượng toạ phải đích thân chặt cây làm cốc để ở và làm Chánh điện cho có nơi tu tập. Tịnh xá Ngọc Phổ bấy giờ là nơi núi rừng hoang sơ, cây cối rậm rạp nên có rất nhiều động vật độc hại như rắn, rít, bò cạp, heo rừng thậm chí có cả cọp và người sống ở đó thường bị sốt rét rừng nhưng Ngài đã vượt qua những chướng ngại ấy bằng niềm tin vào chánh pháp và nhất là tình thương của người Thầy. Hoà thượng Bổn sư có dạy: “Ngày nay học tập, ngày sau giúp đời; ngày nay tu học, ngày sau cứu đời” hay câu “siêng năng là quý báu vô cùng, cẩn thận là lá bùa hộ mạng.” Lời dạy ấy tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng tất cả đều là pháp ngữ, là chơn lý để một vị tăng sĩ rừng núi làm hành trang tu tập.
Bên cạch niềm tin vào thầy Bổn sư, Thượng toạ còn trui rèn ý chí bản thân mỗi khi thối chỉ nản lòng qua những vần thơ pháp từ những bậc Trưởng lão Hoà thượng, như bài thơ Chiến Thắng của HT. Từ Huệ:
Tung chân đạp, cho đổ tường giãi đãi
Vung đôi tay, cho đứt sợi tơ tình
Thổi gió lên, cho thấy rõ trời xanh
Vẹt mây xám, cho ánh hồng ló dạng.
Dù gặp phải tam đồ vương, bát nạn
Cười khinh nguy, cứ vững bước ngang nhiên
Nuốt chua cay cho chí nguyện vẹn tuyền
Cõi tục luỵ hoàn toàn thôi hệ luỵ
Tiến tiến tới ta là người chiến sĩ
Mà tâm tư là một bãi sa trường
Mà quân thù là bè lũ ma vương
Còn tướng tá là tham lam sân hận
Ta quyết tiến đánh tan tiêu diệt tận
Cho đến khi cướp được ải niết bàn
Trèo huỳnh kỳ phất phới ánh minh quang
Mới cầm chắc trong tay nguồn thắng lợi.
Những vần thơ như những vần hùng tráng ca, đánh thức ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cố gắng tiến về phía trước cho đến khi dành được thắng lợi cuối cùng. Hay bài thơ Lời Thầy Dạy của Pháp sư Giác Nhiên: “Con muốn tu thì chi chi nhịn hết, nhịn nhịn hoài nhịn nhịn mãi con ơi…nhịn cho đến khi thành chánh giác.” Chính những dòng sữa pháp giúp tưới tẩm, vực dậy ý chí và niềm tin để Ngài có thể vượt qua những chướng duyên tiến tu và phụng sự đạo pháp.
Để việc tu tập có được kết quả mỹ mãn, ngoài niềm tin còn phải lập hạnh và lập nguyện. Thượng tạo bảo: “Người tu phải lập hạnh thì sự việc mới chóng thành”. Hạnh ở đây là hạnh nhẫn nhục, hạnh hy sinh, hạnh hầu thầy, hạnh công quả… Điều này cũng được Thượng toạ thực hiện trong khi công quả và hầu Thầy. Đối với vấn đề công quả, Ngài làm rất nhiệt tâm và siêng năng như đào được một gốc cây rừng thì trồng xuống một cây chuối hay một bụi mỳ, để nâng cao kinh tế nhà chùa, xây dựng Tam bảo và làm việc phúc lợi. Như người xưa có câu: “Công phu, công quả, công trình; ba công hiệp lại thiên đình mới ghi”. Là một người tận tuỵ, siêng năng công quả nhưng có đôi lúc phạm lỗi cũng bị Thầy rầy, phạt và thậm chí đuổi đi. Nhưng với tâm cầu đạo và sống vì đạo, Ngài lại tha thiết cầu xin sám hối và không có tâm hờn giận hay ỷ lại. Rầy, phạt chỉ là cách của các bậc Thầy thường dùng để huấn luyện tâm tu của người đệ tử. Nhờ lập hạnh nên Thượng toạ có thể vượt qua những chướng duyên bên ngoài và những phiền não trong tâm thức.
Ngoài lập hạnh ra, một người chơn tu còn phải phát nguyện phụng sự Phật pháp và phục vụ chúng sanh, có lập nguyện thì sự việc mới thành tựu. Ngài khuyên Tăng Ni trẻ ngày nay có điều kiện đi học phải lập nguyện. Khi học xong đem sở học và sở hành phụng sự đạo pháp và dân tộc. Có như thế mới đáp đền được công ơn của Phật-tổ-thầy đã dày công giáo dưỡng, ơn sanh thành dưỡng dục, ơn quốc gia dân tộc, và sau cùng là ơn đàn na tín thí. Đây là bổn phận và cũng là trách nhiệm của mỗi Tăng Ni, những người xuất gia Khất sĩ.
Cuối cùng, Thượng toạ mong các khoá tu do Giáo đoàn mở ra, chư Tăng Ni tập trung tu tập trong một ngôi nhà chung để được học hỏi những kinh nghiệm tu tập từ chư Tôn túc Lãnh đạo, để tạo một Giáo hội Phật giáo Khất sĩ vững mạnh và sống trong tinh thần Lục hoà cộng trụ.
Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:
Ban TTTT Giáo đoàn III
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Giáo đoàn III: Thượng tọa Giác Trí thuyết giảng với chủ đề Quán chiếu về Giới Định Tuệ trong khi hòa mình tu tập với đại chúng ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 3020 xem)
Cảm tưởng của hành giả tham dự Khóa tu truyền thống lần thứ 37 (4912 xem)
Cảm niệm về Khóa tu truyền thống lần thứ 37 Ni giới Khất sĩ tại Chùa Thuận Phước ( Ni trưởng Gương Liên , 4476 xem)
Đồng Nai: Đạo tràng Tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa) tổ chức Khóa tu một ngày niệm Phật an lạc ( Ban Truyền thông NGKS , 4688 xem)
Bảy ngày tu học ( Đức Liên , 2604 xem)
Kính Tưởng niệm Đức Tổ sư ( Huệ Liên , 1988 xem)
Cảm tác Khóa tu truyền thống lần thứ 37 ( Hải Liên , 2748 xem)
Long An: Lễ cúng dường Trai tăng ngày bế mạc Khóa tu truyền thống Giới Định Tuệ lần thứ 37 Ni giới Hệ phái Khất sĩ tại Chùa Thuận Phước ( Ban Truyền thông NGKS , 4544 xem)
Long An: Hình ảnh trì bình khất thực tại Khóa tu truyền thống Giới Định Tuệ lần thứ 37 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ ( Ban Truyền thông NGKS , 5208 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ