Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Giáo đoàn III: Thượng tọa Giác Trí thuyết giảng với chủ đề Quán chiếu về Giới Định Tuệ trong khi hòa mình tu tập với đại chúng

Tác giả: Ban TTTT Giáo Đoàn III.  
Xem: 1910 . Đăng: 06/10/2023In ấn

Giáo đoàn III: Thượng tọa Giác Trí thuyết giảng với chủ đề Quán chiếu về Giới Định Tuệ trong khi hòa mình tu tập với đại chúng

 

Chiều ngày 24/9/2023 (nhằm ngày 10/8/Quý Mão) - ngày tu thứ 5 trong khóa tu Giới-Định-Tuệ (lần II) do Giáo đoàn III tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Khánh Hòa), toàn thể hội chúng đã cung đón sự quang lâm của TT. Giác Tri - Phó ban Giám thiền của khóa tu, đến thăm và chia sẻ giáo pháp cùng hội chúng với chủ đề: “Quán chiếu về Giới-Định-Tuệ trong khi hòa mình tu tập với đại chúng”.

 

 

Như đại chúng đã biết trái đất là hành tinh xanh của chúng ta, ra đời cách đây khoảng 13,8 tỷ năm và khoảng 4,8 tỷ năm thì trái đất đã sinh ra muôn loài vạn vật. Cho đến cách đây khoảng 6 triệu năm, ngoại tổ của loài người xuất hiện trên trái đất này, đầu tiên ở vùng châu Phi. Mãi đến khoảng cách đây 2 triệu năm, loài người ở vùng châu Phi mới lan tỏa khắp hết hành tinh xanh của chúng ta và cách đây khoảng 200 ngàn năm loài người tinh khôn mới xuất hiện trên trái đất của chúng ta cũng xuất hiện tại châu Phi, dần lan tỏa ra khắp hành tinh. Khi người tinh khôn xuất hiện đã tiêu diệt các giống người đàn anh xuất hiện trước đó. Và ít nhất lúc bấy giờ có khoảng 6 loài người xuất hiện trên trái đất của chúng ta. Chính loài người tinh khôn này là tổ tiên của loài người chúng ta ngày hôm nay. Mãi đến khoảng cách đây 70 ngàn năm loài người tinh khôn này mới có tiếng nói, có ngôn ngữ. Sự xuất hiện ngôn ngữ đã đánh đấu một bước ngoặt quan trọng là sự tách biệt giữa loài động vật và loài người. Chữ viết cũng bắt đầu xuất hiện cách đây 5000 năm. Theo đó, Phật giáo cũng bắt đầu được hình thành và ra đời cách đây 2500 năm, Kito giáo ra đời cách đây 2000 năm, Hồi giáo khoảng 1400 năm.

Trước thời cổ đại trên trái đất của chúng ta có ba nền văn hóa lớn, đó là: nền văn minh Ai Cập lưỡng hà, nền văn minh Trung Hoa và nền văn minh Ấn Độ. Chính ba nền văn minh này về sau hình thành nên nền văn minh phương Tây và nền văn minh phương Đông. Nền văn minh Ai Cập lưỡng hà sau này phát triển lên nền văn minh phương Tây, còn nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ sau này phát triển thành nền văn minh phương Đông.

 

 

Ba nền văn minh này đều có một tâm chung lúc bấy giờ là người ta muốn trở thành con người bất tử trên thế giới này. Ở Ai Cập lưỡng hà, con người phấn đấu suốt cuộc đời để trở nên bất tử, bởi họ cho rằng mọi thứ dẫu có chắc chắn thế nào cũng sẽ tan chảy bởi thời gian, duy chỉ có danh tiếng mới giúp con người trở thành bất tử. Ở nền văn minh phương Đông, đại diện là nền văn minh Ấn Độ cổ đại, con người lại muốn trở thành bất tử bằng cách phấn đấu tu tập giải thoát. Điều này đã có từ thời tổ tiên của chúng ta. Các đạo sư lúc bấy giờ ra đời rất nhiều, cũng thử nghiệm nhiều con đường và không có một con người nào thành tựu như Đức Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật đã thử nghiệm rất nhiều con đường nhưng không thỏa mãn được các vấn đề mà Ngài đặt ra, giải quyết những nỗi khổ mà con người tồn tại và cuối cùng Ngài từ bỏ tất cả con đường mà các đạo sư đã từng đi trước. Chính Ngài đã tìm ra con đường mới và khi thực hành con đường này, Ngài đã thành tựu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đó là con đường của Bát Chánh đạo. Khi thực hiện con đường Bát Chánh đạo này, vị đó mới trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như ta đã được biết.

Có thể thấy, trên mảnh đất hình chữ S của chúng ta, con người của chúng ta thật là kiên cương, từ bi và khoan dung độ lượng. Trong khoảng 1000 năm Bắc thuộc, tính từ mốc 938 khi Ngô Quyền chiến thắng ở sông Bạch Đằng vào mùa Đông 938, mùa Xuân 939 thành lập nhà nước Vạn Xuân, đánh dấu một mốc quan trọng cho nhà nước của chúng ta là giành lại độc lập chủ quyền cho Việt Nam. Người Hán tìm mọi cách để đồng hóa mọi việc của chúng ta, chuyển chữ viết, hệ thống tư tưởng của người Hán sang người Việt, mục đích là để đồng hóa văn hóa. Tuy nhiên, trong khoảng 1000 năm Bắc thuộc như thế, tổ tiên ông bà của chúng ta không hề bị đồng hóa, mà tìm mọi cách chỉ mượn chữ Hán, viết bằng ngữ pháp tiếng Việt chứ không phải viết bằng ngữ pháp tiếng Hán. Cho đến khi ý thức dân tộc chín mùi, tổ tiên của chúng ta mới sáng tạo ra chữ Nôm, ghi lại chữ viết của chính dân tộc mình, ghi lại tiếng nói của người Việt. Từ chỗ này mà người Việt của chúng ta không bị người Hán đồng hóa.

 

 

Khi đất nước Việt Nam giành lại độc lập chủ quyền, nhà Ngô-Đinh-Lê trong khoảng thời gian này, người Việt đã có một cách chọn lựa rất là khôn khéo, chọn hệ thống tư tưởng Phật giáo làm tư tưởng chủ đạo quốc gia dân tộc, chứ không phải chọn Nho giáo hay Lão giáo, bởi Nho và Lão giáo đều xuất phát từ Trung Quốc. Lấy tư tưởng Phật giáo kết hợp với văn hóa người Việt hình thành nên một hệ thống tư tưởng khác để không bị đồng hóa, từ đó chọn những vị thiền sư Phật giáo để phò vua giúp nước. Trong khoảng thời gian này có ba vị thiền sư rất nổi tiếng, đó là: Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Khuông Việt và Thiền sư Pháp Thuận. Các vị thiền sư đã cố gắng đưa tư tưởng Phật giáo phổ cập ở nước Việt, làm sao cho quốc gia dân tộc phát triển cường thịnh. Từ chỗ đó, xuất hiện ông Lý Công Uẩn do sự nuôi nấng, đại trí của Thiền sư Vạn Hạnh. Một con người với tài trí của mình, đã xoay chuyển càn khôn từ nhà Lê sang nhà Lý mà không tốn một binh đao nào cả. Đến năm 1010, mấy thầy trò quyết định dời đô từ Hoa Lư sang Thăng Long, những cột mốc này rất quan trọng để chúng ta có cơ hội quán chiếu. Mấy thầy trò về thành Đại La thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng khi chèo xuồng thì thấy một con rồng bay lên, nên đặt vùng đất mới này là Thăng Long. Cái biểu tượng văn hóa con rồng đó nó chuyên chở hoài bão của quốc gia dân tộc Việt, phát triển rực rỡ huy hoàng như con rồng bay lên. Đáng tiếc rằng về sau chúng ta mất cái tên Thăng Long.

Khi đã dời đô, Lý Công Uẩn với việc làm đầu tiên là xây dựng 1000 ngôi chùa, độ 1000 vị Tăng, lúc đó chưa xây cung điện, đặt nền móng quan trọng trong nước Việt của chúng ta. Từ đó hình thành nên một nền văn hóa Thăng Long huy hoàng rực rỡ. Tiếp sau đó là đời Trần hình thành nên hào khí Đông A. Cuối đời Trần 1414, khi giặc Minh xâm lược Việt Nam đã tàn phá hoàn toàn những gì chúng ta xây dựng nền văn hóa Thăng Long và hào khí Đông A đời Trần, đại biểu là An Nam Tứ Đại ký. Bốn biểu tượng xây dựng trong khoảng thời gian này là bốn công trình vĩ đại tiêu biểu cho nền văn hóa Thăng Long, hào khí Đông A ngút ngàn trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này tổ tiên của chúng ta xây dựng một tượng Phật Di-lặc ngồi bằng đồng cao 20 mét cũng bị giặc Minh đốt, tháp Báo Thiên cao 66 mét cũng bị giặc Minh tàn phá, chuông Quy Điền nặng 7,5 tấn cũng bị giặc Minh đêm về nấu ra đúc thành súng đạn và vạc Phổ Minh rất lớn, 10 người chạy trên miệng vạc đó cũng bị giặc Minh đem ra đúc thành súng đạn. Đây là bốn công trình quốc gia quan trọng của dân tộc  chúng ta.

 

 

Trong giai đoạn này Phật giáo cuối thời nhà Trần bắt đầu suy vi. Từ đời Trần trở về trước, Phật giáo là một hệ thống tư tưởng quan trọng của đất nước Việt Nam và được nhiều nhà đánh giá là giai đoạn thuần từ tư tưởng Phật giáo trong quốc gia dân tộc này. Các cấp lãnh đạo lúc bấy giờ là những người Phật tử, những người am hiểu Phật giáo, đôi khi các vị này là các bậc Thiền sư lỗi lạc. Vào cuối đời Trần thì Phật giáo bắt đầu suy vi, sang đời Lê sau này thì Trung Quốc chuyển hệ thống tư tưởng sang Việt Nam và người học lúc bấy giờ chỉ lo học Tứ Thư Ngũ Kinh để làm quan, một người làm quan thì cả họ được nhờ. Nếu giai đoạn trước, hiền tài ở Việt Nam học để hiểu biết, học để phụng sự cho quốc gia dân tộc thì trong giai đoạn này, như Thiền sư Vạn Hạnh nói: “Bây giờ người học đã đi đến của Khổng sân trình hết rồi”. Tức, người học bây giờ chỉ đi học Tứ Thư Ngũ Kinh để đi làm quan, không tìm hiểu gì Phật pháp, không tìm hiểu nghiên cứu phụng sự cho quốc gia dân tộc như trước. Từ chỗ đó mà Phật giáo Việt Nam không còn nhân tố kiệt xuất lãnh đạo để phò vua giúp nước nữa. Và trong giai đoạn này Phật giáo suy vi hoàn toàn.

Lúc đó thiền sư Nhất Hạnh viết thì chữ Phật mới xuất hiện trong nước Việt Nam của chúng ta, còn đời Trần trở về trước Việt Nam chúng ta không có chữ Phật, chỉ có ông Bụt thôi. Và thời kì này trong các nhà chùa buổi chiều bắt đầu tụng kinh Di Đà, sáng tụng kinh Lăng Nghiêm để cầu sanh ở một thế giới khác. Từ đó, Phật giáo lui về ở ẩn, vai trò vị trí quan trọng của mình là những nhà tri thức, những con người phò vua giúp nước như thiền sư Vạn Hạnh, Đại sư Khuông Việt và thiền sư Pháp Thuận,... Đời Trần cũng có nhiều thiền sư quan trọng, tiêu biểu nhất là Phật hoàng Trần Nhân Tông, là người thống nhất ba dòng thiền có trước từ đó là Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường, thành dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Hoài bão là kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo và văn hóa dân tộc hình thành nên tư tưởng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Như vậy, cuối đời Trần Phật giáo thì suy vi hoàn toàn, nhà Nho thì phát triển, các nhà Nho thì áo mão cân đai những chỗ cao sang, còn như cư sĩ Phật giáo thì lui về ở ẩn, tụng kinh, bái sám, chỉ đáp ứng nhu cầu của xã hội lúc bấy giờ là đi đám ma.

 

 

Tiếp đến là giai đoạn Pháp xâm lược, tới Mỹ xâm lược thì Phật giáo hoàn toàn suy vi. Tới đời nhà Nguyễn có le lói lên một vài ngọn đèn như Thiền sư Nguyên Thiều, Liễu Quán nhưng mà chấn hưng lại Phật giáo như đời Lý, đời Trần. Lúc bấy giờ trên thế giới đã bước ra khỏi thời kỳ đen tối, thời kỳ trung cổ, sang thời kỳ ánh sáng văn minh của khoa học. Sự chuyển mình ấy tác động đến toàn thế giới, trong đó có Phật giáo, điển hình là phong trào chấn hưng Phật giáo nổ ra ở nhiều nơi. Tiêu biểu nhất là đại sư Thái Hư, trong phong trào chấn hưng Phật giáo lan tỏa đến Việt Nam. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang cũng ra đời trong giai đoạn của phong trào chấn hưng này. Như chúng ta đã được nghe chư tôn Hòa thượng trình bày về hệ thống và đường lối tư tưởng của Tổ sư, hoài bão của Tổ chúng ta. Tổ dạy: “Người khất sĩ có ba môn học vắn tắt là Giới-Định-Tuệ”. Đức Phật đã thấy con đường giải thoát giác ngộ đó bằng con đường Bát Chánh đạo, con đường Bát Chánh đạo nói gọn lại là con đường Giới-Định-Tuệ. Từ chỗ đó chúng ta mới có sự kết nối quan trọng, đây là khóa tu truyền thống Giới-Định-Tuệ, truyền thống này có từ xa xưa, từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tổ sư của chúng ta muốn phục dựng lại con đường mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng đi hành đạo, cho nên mới gọi là truyền thống. Tổ đã làm được như thế và đã truyền lại cho các bậc Đức Thầy, rồi truyền cho các bậc Trưởng lão, rồi truyền cho các bậc Hòa thượng lãnh đạo giáo đoàn và truyền lại cho thế hệ chúng ta bây giờ.

Và chương trình in khuôn, muôn người như một, như in một người. Và trong khóa tu truyền thống Giới-Định-Tuệ này, đây là cái pháp hành rất quan trọng, có từ thời xa xưa, có từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời không có một bậc đạo sư nào thấy ta con đường này, không có bậc đạo sư nào thực hiện con đường này. Đánh dấu một bước rất quan trọng, từ khi đức Phật Thích-ca Mâu-ni tìm ra con đường này, thực hành con đường này và đưa đến thành tựu đạo quả. Cho nên cái này là điều cốt lõi tư tưởng trong Phật giáo của chúng ta và Tổ sư đã thấy con đường này, phục dựng con đường này, xác nhận một điều rất quan trọng trong Bộ Chơn lý Tổ đã dạy: “Người khất sĩ có ba môn học văn tắt là Giới-Định-Tuệ”. Từ đó, trong khóa tu Giới-Định-Tuệ này là một môi trường quan trọng cho tất cả chúng ta cố gắng huân tu, rèn luyện, nâng cao khi chúng ta sống trong một môi trường sống chung tu học của đại chúng và chúng ta trong khoảng thời gian này, hãy gạn bỏ tất cả mọi việc, quyết tâm rèn luyện ba trụ cột quan trọng này là Giới-Định-Tuệ. Chúng ta hãy tác ý, hướng tâm cầu nguyện Phật-Tổ-Thầy gia trợ độ trì cho mình, hằng ngày cố gắng rèn luyện phẩm hạnh quan trọng của người khất sĩ và phẩm hạnh quan trọng đó là chương trình in khuôn, muôn người như một như in một người. Tổ in khuôn cho các Đức Thầy, in khuôn cho tới thế hệ mình, đang cố gắng rèn luyện mình thành con người khất sĩ, muôn người như một, như in một người. Nhìn qua là biết người khất sĩ, đi, đứng, ngồi biết người khất sĩ, nói ra biết người này là người khất sĩ, điều này rất quan trọng, chúng ta phải phát tâm cung kính, quyết tâm, cố gắng giữ gìn vấn đề này.

 

 

Loài người tinh khôn xưa kia, 70 ngàn năm về trước, ngôn ngữ bắt đầu hình thành nên hệ thống văn hóa loài người. Chúng ta hãy kết nối và quán chiếu, trong giai đoạn này bắt đầu hình thành nên thế giới biến kế sở chấp. Biến kế sở chấp là ý thức con người đặt để ra, tùy theo mỗi vùng miền mà tạo nên nền văn hóa khác nhau. Từ đó, quy định lại con người, chúng ta sống bởi quy định của nền văn hóa này, khi loài người có tiếng nói, bắt đầu phát triển về ý thức. Như duy vật biện chứng nói rằng: ngôn ngữ là vỏ vật chất của ý thức, khi có ngôn ngữ thì ý thức bắt đầu phát triển mạnh hình thành nên hệ thống văn hóa của loài người và trong giao tiếp thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, truyền đạt nội dung của người muốn nói đến người nghe. Nếu không có ngôn ngữ thì chúng ta khó truyền đạt được những cái mà chúng ta muốn nói. Như vậy, thông qua ngôn ngữ chúng ta truyền đạt được, cũng thông qua ngôn ngữ, chữ viết này khiến chúng ta phiền não khổ đau. Từ chỗ đó chúng ta phải quyết tâm rèn luyện phẩm hạnh lời nói. Nói làm sao để người không đánh mất niềm tin, nói ra mà mọi người không tan rã, chia rẽ bởi lời nói ngôn ngữ của mình. Nói lời chánh ngữ xây dựng tình thương, tình đoàn kết.

Thời vua Lê Đại Hành, lúc đó quân Tống đóng quân ở biên giới nước ta, thì vua Lê Đại Hành mời thiền sư Pháp Thuận vô trong triều hỏi về vận mệnh của đất nước như thế nào. Thì thiền sư đọc lên một bài thơ cho vua Lê Đại Hành, liên quan đến sự đoàn kết. Đó là:

 

“Quốc tộ như đằng lạc,

Nam thiên lý thái bình,

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.”

 

Dịch thoát có nghĩa là: vận nước như dây mây quấn quýt với nhau, trời Nam mở ra cảnh thái bình, nếu ứng dụng giá trị đạo đức Phật giáo vào việc cai trị quốc gia dân tộc thì đất nước đó cường thịnh lâu dài với cảnh thái bình. Ở đây thiền sư dạy cho vua Lê Đại Hành hai việc, đó là: đoàn kết toàn dân, ứng dụng các giá trị đạo đức Phật giáo vào trong việc cai trị quốc gia dân tộc. Làm được hai việc này thì đất nước phát triển, biền vững lâu dài. Giống như một dây mây thì dễ đứt nhưng nhiều dây mây thì không thể nào dễ dứt được, từ đó phát triển được và đạo lý này rất quan trọng. Nếu chúng ta ứng dụng trong việc xây dựng ngôi tịnh xá của chúng ta, nơi một nhóm người, nơi một công ty hay một quốc gia thì sẽ tạo nên sức mạnh. Trong Phật giáo, Phật dạy hòa hợp như nước và sữa. Dân tộc của chúng ta có câu một chiếc đũa thì dễ bẻ gãy nhưng một bó đũa thì khó bẻ gãy. Cho nên khi chúng ta nói lời xây dựng tình thương, tình đoàn kết tạo nên sức mạnh. Từ đó, phát triển bền vững lâu dài, nên việc này rất quan trọng, vì vậy phải lập nguyện nói lời ái ngữ, từ hòa. Vào thời đại Hồ Chí Minh bây giờ, “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công, thành công đại thành công” là pháp hành cốt lõi trong cuộc sống của chúng ta.

Phẩm hạnh thứ hai là nguyện sống bảo vệ sự sống của muôn loài. Không có tư tưởng hay hành động để sát hại sự sống của muôn loài. Đức tổ sư có dạy trong Chơn lý: “chúng sinh là chung sống”. Có muôn loài sống trên hành tinh trên trái đất này, chia sẻ sự sống muôn loài trên trái đất này. 

Phẩm hạnh thứ ba là bảo vệ tôn trọng tài sản cá nhân của mọi người. Chúng ta phát tâm làm việc gì mà lấy của không cho, bởi nó liên quan đến giá trị đạo đức. Dù cho cây kim sợi chỉ nếu không phải là của mình thì cũng không được lấy. 

Phẩm hạnh thứ tư là tạo ra của cải vật chất nuôi sống thân mạng của mình, đối với người tu thì nuôi sống thân mạng này, chỉ nhờ vật phẩm dâng cúng của mọi người. Chúng ta phát nguyện nuôi sống thân mạng của mình bằng vật phẩm cúng dâng của đàn na tín thí. Xưa kia, tăng chúng sống bằng cách khất thực hằng ngày, còn bây giờ chúng ta sống bằng sự cúng dâng của Phật tử.

Như vậy, chúng ta phát nguyện rèn luyện các phẩm hạnh liên quan tới lời nói, hành động của mình, liên quan đến tôn trọng tài sản và tạo ra của cải vật chất, đây là những phẩm hạnh chúng ta cần rèn luyện, trau giồi trong khóa tu này. Có như thế chúng ta mới trở thành con người khất sĩ mà chư Tổ chúng ta đã dạy.

 

 

Trụ cột thứ hai, đó là định. Trong môi trường chúng ta huân tu như thế này, các thời khóa mà ban tổ chức đã đề ra làm cho chúng ta thực tập rất là hoan hỷ khi mà chúng ta siêng năng cố gắng nỗ lực. Khi chúng ta đặt tâm hết lòng với cuộc sống tu học của chúng ta và trong giai đoạn này, lúc ngồi như thế, chúng ta siêng năng cố gắng nỗ lực quyết tâm an trú vào những đề mục quan trọng. Có như thế chúng ta mới thành tựu  được tầm, thành tựu được tứ. Đôi khi chúng ta dễ duôi một chút xíu, tầm và tứ sẽ đánh bật ra ngoài do hoạt động của năm triền cái, làm cho chúng ta không thành tựu được năm thiền chi. Do vậy, chúng ta phải cố gắng, siêng năng, tinh tấn để an trú đạt được tầm và tứ.

Trụ cột thứ ba là phát triển trí tuệ, thông qua ba con đường con quan trong Văn-Tư-Tu, để mà phát triển về sự hiểu biết Như vậy, trong khóa tu này chúng ta phát tâm, phát nguyện, cầu Phật-tổ-thầy gia trợ độ trì cho con, con rèn luyện, huân tu, quyết tâm nâng cao phẩm hạnh của người Khất sĩ.

Đây là những pháp hành quan trọng của người khất sĩ chúng ta, pháp hành ấy thông qua con đường Giới-Định-Tuệ.

Qua những ngày tu tập nơi đây, nhờ ân đức của quý Ngài, hưởng được sự bao dung, che chở của quý Ngài làm cho chính bản thân con được an lạc. Từ đó khởi tâm quán chiếu liên quan đến những vấn đề mà con trò đã trình bày. Trước khi dứt lời, Thượng tọa xin đọc bài thơ cúng đường đại chúng.

 

Xin cho tôi thận trọng từng phút giây,

Để sống những chuỗi ngày trọn vẹn,

Những buồn vui hãy đến và đi,

Như đóa mây lướt qua vòm trời xanh thẳm.

Xin cho tôi thận trọng từng phút giây ghi chép,

Để nhật ký lòng tôi thêm lên những điều tốt lành, hạnh phúc.

Để mỗi lần mở ra, tâm không còn những dằn vặt sầu lo.

Người hãy ngự trong tôi từng giây phút.

Để tim tôi bừng sáng những yêu thương.


 

Ban TTTT Giáo đoàn III

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ