Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Bình Thuận: Hòa thượng Giác Pháp chia sẻ về Danh xưng và Nội dung Khóa tu Truyền thống Khất sĩ
Xem: 2790 . Đăng: 22/10/2023In ấn
Bình Thuận: Hòa thượng Giác Pháp chia sẻ về Danh xưng và Nội dung Khóa tu Truyền thống Khất sĩ
Ngày thứ 3 của Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 – sáng 20/10/2023 (nhằm ngày 06/9/Quý Mão), HT. Giác Pháp - Phó trưởng ban Thường trực Giáo phẩm Hệ Phái, Phó ban Tổ chức kiêm Giám Luật khóa tu, đã có buổi chia sẻ cùng chư hành giả tham dự về nguồn gốc Khóa tu Truyền Thống Khất sĩ được tổ chức hằng năm.
Theo đó, Hòa Thượng nói rõ về quá trình hình thành danh xưng của khóa tu hiện nay, đồng thời nêu lên 3 truyền thống tốt đẹp mà khóa tu đã và đang tiếp tục gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Hòa thượng cho biết, những ngày đầu tiên, khóa tu có tên là “Khóa tu truyền thống Giới - Định - Tuệ”, thể hiện quan điểm, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang rằng: “Người Khất sĩ có 3 pháp tu vắn tắt là Giới - Định - Tuệ”. Tuy nhiên, trải qua một thời gian, dần có nhiều truyền thống Phật giáo sử dụng cụm từ “Giới - Định - Tuệ” cho các khóa tu, dẫn dến sự trùng lặp. Nhận thấy điều đó, chư Tôn đức Hệ phái với mong muốn thể hiện rõ nét hơn về tinh thần và nhiệm vụ khóa tu, đồng thời gìn giữ được những nét đẹp truyền thống đặc trưng Hệ phái, sau nhiều cuộc họp trao đổi, đã đi đến thống nhất chuyển đổi tên gọi của khóa tu thành “Khóa tu Truyền thống Khất sĩ” như ngày nay. HT. Giác Pháp cũng chính là vị đề xuất đổi tên theo hướng này.
Từ việc danh xưng khóa tu được thống nhất sử dụng cụm từ “Truyền thống Khất sĩ”, HT. Giác Pháp đã chia sẻ góc nhìn về 3 nội dung cốt lõi trong khóa tu, mà theo Hòa Thượng, đây chính là những nét đẹp truyền thống từ Tổ Thầy được gìn giữ và mỗi người con Khất sĩ được kế thừa, phát huy. 3 nội dung bao gồm:
- Tinh thần sống chung tu học.
- Tinh thần trì bình khất thực hóa duyên, không ăn phi thời (ăn chay) và không giữ tiền.
- Tinh thần vô trụ, vô chấp.
Với 3 nội dung cốt lõi trên, Hòa Thượng nhắc lại những điểm quan trọng mà mỗi hành giả cần thực hành khi về với khóa tu, đó là: tập sống chung tu học trong tình huynh đệ chung một nhà, được đi trì bình khất thực hóa duyên mỗi ngày, tập sống đời sống giản đơn không ăn phi thời, không cất giữ tiền bạc… Đặc biệt, khi mỗi vị phát tâm về tham dự khóa tu 7 ngày, đồng nghĩa với việc rời trú xứ tiện nghi của tự thân để tập sống tùy thuận với sự sắp xếp của Ban Tổ chức. Điều này cũng thể hiện được tinh thần vô trụ, vô chấp của người Khất sĩ.
Dịp này, Hòa Thượng cũng chia sẻ nhiều câu chuyện sống động về những buổi đầu xuất gia trong giáo pháp Khất sĩ. Ví như câu chuyện về Người Khất Sĩ đầu trần chân không, không giữ tiền, không ăn sau giờ Ngọ, sống không trụ xứ cố định, rày đây mai đó theo sự sắp xếp của Tăng đoàn… Từ đó, những người Khất sĩ đã làm nên thời kỳ vàng son của buổi đầu lập giáo.
Trong buổi giảng, Hòa Thượng luôn xúc cảm khi nhắc về tinh thần sống chung tu học và những truyền thống tốt đẹp của Tổ Thầy. Qua đó nhấn mạnh rằng, chính môi trường khóa tu như vậy, huynh đệ mới có cơ hội để sống chung, để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp mà bấy lâu nay đang bị phai mờ do thời cuộc. Hòa Thượng luôn tâm niệm mong muốn thế hệ ngày nay cần phải ý thức rõ những giá trị thiêng liêng này, lấy đó làm niềm tự hào khi khoác trên mình chiếc y Khất sĩ.
Một số hình ảnh buổi thuyết giảng:
Ban TTTT Hệ phái
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Bình Thuận: Hòa thượng Giác Giới giảng dạy tại Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( Ban TTTT Hệ phái , 900 xem)
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Khánh (TP. Long Khánh) tổ chức Khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ lần thứ 13 ( Ban Truyền thông NGKS , 5120 xem)
Bình Thuận: Hành giả trang nghiêm trì bình khất thực trước giờ khai mạc Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( Ban TTTT Hệ phái , 1708 xem)
Bình Thuận: Khai mạc Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( Ban TTTT Hệ phái , 1140 xem)
TP.HCM: Phật tử tu Bát Quan Trai tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2676 xem)
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Uyển (Tp. Biên Hòa) tổ chức Khóa tu Bát Quan Trai cho Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 2416 xem)
Thông báo Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( TK. Giác Hoàng , 2672 xem)
Cảm niệm Khóa tu truyền thống lần thứ 37 và kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư ( Viên Liên , 2476 xem)
Kính chúc mừng Khóa tu truyền thống lần thứ 37 và kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang ( Bảo Minh Trang , 2776 xem)
Cảm xúc bảy ngày tu học ( Tâm Thủy , 1868 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng