Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Bình Thuận: Hòa thượng Giác Giới giảng dạy tại Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32
Xem: 838 . Đăng: 22/10/2023In ấn
Bình Thuận: Hòa thượng Giác Giới giảng dạy tại Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32
Chiều ngày 18/10/2023 (nhằm ngày 04/9/Quý Mão), sau lễ khai mạc Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32, tại Tịnh xá Trúc Lâm (Bình Thuận), HT. Giác Giới – Phó Thư ký HĐCM GHPGVN, Giáo phẩm Chứng minh HPKS, Thiền chủ khóa tu, đã có buổi chia sẻ đầu tiên với chư vị hành giả, xoay quanh chủ đề về quá trình tu tập để đạt thành tựu sơ quả, đến quả vị Sa-môn hạnh.
Thông qua bài kinh Xóm Ngựa Kinh số 39 thuộc kinh Trung Bộ, Hòa thượng chỉ rõ lộ trình tu tập, bắt đầu từ sự phát khởi lòng tịnh tín. Đó là mỗi hành giả khi tu tập, trước hết cần có lòng tịnh tín với Phật, có lòng tịnh tín với Pháp, có lòng tịnh tín với Tăng và có lòng tịnh tín với Thánh Giới. Từ đây mà gìn giữ để xứng đáng là đệ tử của Đức Thê Tôn, đứng trong hàng ngũ Tăng bảo, như bài kệ:
Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn
Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn
Ứng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn
Chân chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn.
Bài kinh Xóm Ngựa Kinh là một lộ trình để dẫn dắt từ người phàm phu đi đến Bậc Thánh trên nền tảng của Giới - Định - Huệ. Trong đó, cần nhận biết rõ:
- Giới: Hộ trì các căn / Tiết độ ăn uống / Chú tâm cảnh giác / Chánh niệm tỉnh giác.
- Định: Đoạn trừ 5 triền cái / Bốn tầng thiền-na.
- Huệ: Ba minh, Thành tựu A La Hán.
Hòa thượng khẳng định, đến quả vị này, hành giả tu tập đã làm cho xa lìa các ác bất thiện pháp. Theo đó, ác bất thiện pháp là những pháp bị nhiễm ô, đưa đến tái sanh, đáng sợ hãi, đem lại khổ quả, đưa đến sanh - già - chết trong tương lai.
“Một vị Tỷ-kheo muốn thành tựu được giới vị ấy cần phải có chánh tri kiến, khi đã thành tựu giới rồi, vị ấy cần phải định tâm, hướng tâm để sanh định, từ định, vị ấy cũng cần phải hướng tâm để thành tựu huệ. Như vậy mới thấy, không có gì là tự nhiên sanh khởi mà cần phải có định tâm và hướng tâm để có được thành tựu”, Hòa thượng nhấn mạnh.
Buổi giảng đầu tiên Hòa Thượng dành cho chư hành giả, như một món quà lớn để định hướng cho con đường tu tập, đặc biệt là đối với chư Tăng Ni trẻ. Theo đó, Hòa thượng nhắn nhủ, hành giả xuất gia, tức đã từ bỏ gia đình, sống không gia đình, như lời kinh dạy: “Vị xuất gia cần phải luôn quán sát rằng: ‘Đêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào? Ta có cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà rỗng suốt hay không? Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không? Để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ’”.
***********************
Tiếp đến buổi thứ hai sáng ngày 19/10/2023 (nhằm ngày 05/09 Quý Mão), cũng trên nền tảng định hướng cho hành giả, Hòa Thượng khuyên chư hành giả nên chú tâm đọc kinh, lấy kinh làm gốc, xem luận giải là để tham khảo, để hiểu rõ hơn về lý kinh, không nên lấy đó làm chính yếu mà xa rời gốc kinh. Bởi lẽ, luận giải có nhiều ý tư riêng được trình bày, còn kinh điển do Đức Phật tuyên thuyết. Ngài là bậc tự ngộ, không thầy chỉ dạy, còn lại, kể cả bậc Thanh văn, Thánh đệ tử đều cần có đạo sư chỉ dạy.
Ngay như Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, Ngài cũng cần có quá trình tầm cầu giáo pháp, học đạo ở nhiều nơi, trong đó có xứ Cao Miên. Đến năm 1946, Ngài rời Cao Miên trở về Việt Nam và thực hiện luật Tăng đồ nhà Phật vào năm 1948.
Thông qua bài kinh Ba người bệnh trong kinh Tăng Chi, Hòa Thượng khẳng định: “Chúng ta thuộc hạng người bệnh thứ ba, tức là ‘Có được ăn các món thích hợp, không phải không được, có được các thuốc men thích hợp, không phải không được, có được sự chăm sóc thích đáng, không phải không được, được bình phục từ chứng bệnh ấy (…) Cũng vậy, ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người được thấy Như Lai, không phải không được thấy, được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, không phải không được nghe Pháp và Luật do Như Lai trình bày, đi vào tánh quyết định, tánh chơn chánh đối với các Thiện pháp’. Do đó, việc học kinh nghe pháp là vô cùng quan trọng, là một trong những phương cách thiết thực giúp mỗi hành giả tăng trưởng lòng tin với chánh pháp”.
Được biết, so với các khóa tu trước, những khóa tu sau này, thời gian học kinh nghe pháp được tăng thêm từ 60 phút thành 90 phút, nhằm giúp cho hành giả được tiếp cận rõ nét hơn với kinh điển, giáo pháp chư Phật. Từ đó làm tăng trưởng lòng tin đối với Phật, với Pháp, với Tăng và với thánh Giới, đưa đến giải thoát và đưa đến sự đoạn tận.
Hòa thượng cũng đề cập thêm Đại kinh Rừng Sừng bò, với câu chuyện về sự trình bày của 6 vị trưởng lão. Vấn đề được đặt ra là, hạng Tỷ-kheo nào có thể làm bừng sáng khu rừng Gosinga. Tuy mỗi vị đều có cách trình bày khác nhau thông qua sự thực tập và hành pháp của riêng mình, nhưng tất cả đều khéo trả lời và trả lời được chơn chánh.
Về điều này, HT. Giác Giới chia sẻ: “Có thể thấy, ngày nay, tuy là Thầy và Trò cùng dưới một mái chùa, nhưng lại thực hành những pháp môn khác nhau chứ đừng nói gì đến sự thống nhất pháp môn thực tập trong một hệ phái hay giáo đoàn. Tuy đây là một thực trạng chưa được tích cực, song, xét đến mục đích cuối cùng vẫn là sự đoạn tận các lậu hoặc, do vậy, vẫn có thể tùy thuận được. Miễn sao mỗi vị có lòng mến pháp, suy tư pháp, không rời khỏi chánh pháp, đó mới là con đường đưa đến sự đoạn tận các lậu hoặc, hướng đến thánh quả”.
Lấy bài kinh Thánh Cầu làm thỉ dụ, Hòa thượng nhắc lại lời dạy của Đức Thế Tôn: “Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp, hay giữ sự im lặng của bậc Thánh”. Qua đó, Hòa thượng nhấn mạnh, mỗi hành giả khi đến khóa tu lần này, nghĩa là đã hướng đến một con đường độc nhất, con đường đưa đến Thánh đạo, chứng ngộ Niết-bàn, đó là Bát Thánh Đạo.
***********************
Buổi chiều cùng ngày, để giải nghi cho chư vị hành giả, Hòa thượng đã có những trao đổi, giúp chư hành giả tháo gỡ những nút thắt trong suy nghĩ. Từ đó nhất tâm quay về con đường đúng theo giáo pháp Khất sĩ mà Đức Tổ sư truyền dạy. Với ước muốn lớn nhất trong cuộc đời của Ngài, đó là làm sao không chỉ riêng Tăng Ni xuất gia, mà cả chư nam nữ Phật tử tại gia cũng thành tựu được sơ quả, đó là con đường nhập lưu, nhập vào dòng Thánh trên lộ trình giải thoát.
Trải qua hai ngày “Sống chung tu học” tại Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32, Hòa thượng đã truyền tải cho đại chúng năng lượng tính cực thông qua thân hành và khẩu hành. Mặc dù tuổi đã cao, thân tứ đại đã đến gian đoạn khiếm an, việc của Giáo hội, Hệ phái, Giáo đoàn và Tổ đình chốn Tổ đều đến tay Ngài, Thế nhưng Ngài vẫn luôn trong tâm thế là một bậc Thầy hướng đạo tận lực, tận tâm với đại chúng.
Bày tỏ tôn kính và cảm niệm ân đức to lớn của Hòa Thượng thiền chủ, toàn thể hội chúng thành tâm đảnh lễ cảm tạ, niệm ân và thành tâm cầu nguyện Đức Phật, Tổ, Thầy, đồng gia hộ cho Hòa thượng luôn được sức khỏe dồi dào, viên thành đạo nghiệp.
Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32, do Giáo đoàn II đăng cai tổ chức tại đạo tràng Tịnh xá Trúc Lâm (xã Tân Hà, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), diễn ra trong 7 ngày (bắt đầu từ mùng 04 đến 11/09 Quý Mão), với tổng số 105 hành giả tham dự. Mỗi ngày, chư hành giả tham dự trải qua các thời khóa Thiền hành, Thiền tọa, Học pháp và Khất thực thọ trai.
Hình ảnh trong thời khóa một ngày tu học:
Ban TTTT Hệ phái
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Khánh (TP. Long Khánh) tổ chức Khóa tu thiền Tứ Niệm Xứ lần thứ 13 ( Ban Truyền thông NGKS , 4780 xem)
Bình Thuận: Hành giả trang nghiêm trì bình khất thực trước giờ khai mạc Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( Ban TTTT Hệ phái , 1608 xem)
Bình Thuận: Khai mạc Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( Ban TTTT Hệ phái , 1072 xem)
TP.HCM: Phật tử tu Bát Quan Trai tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2588 xem)
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Uyển (Tp. Biên Hòa) tổ chức Khóa tu Bát Quan Trai cho Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 2068 xem)
Thông báo Khóa tu Truyền thống Khất sĩ lần thứ 32 ( TK. Giác Hoàng , 2368 xem)
Cảm niệm Khóa tu truyền thống lần thứ 37 và kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư ( Viên Liên , 2212 xem)
Kính chúc mừng Khóa tu truyền thống lần thứ 37 và kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang ( Bảo Minh Trang , 2540 xem)
Cảm xúc bảy ngày tu học ( Tâm Thủy , 1596 xem)
Đôi dòng cảm niệm ( Hậu Liên , 872 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng