Trang chủ > Các Tịnh Xá
Lược sử Tịnh xá Ngọc Trung Tăng - Cần Thơ
Xem: 11930 . Đăng: 25/06/2014In ấn
TỊNH XÁ NGỌC TRUNG “TĂNG”
52 SƯ VẠN HẠNH, QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
HT. Giác Toàn chủ biên
Không phải ngẫu nhiên mà hơn 60 năm nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Tịnh xá Ngọc Trung với lối kiến trúc Đông Á, màu sắc sẫm, hoa tiết mới lạ tạo nên sự cuốn hút, tìm hiểu và nghiên cứu của nhiều người. Đó chính là dấu ấn của thời gian với biết bao sự đồng tâm hợp sức của hàng tứ chúng Phật tử tô đắp nên, góp thêm một nét văn hoá Phật giáo vào bối cảnh miền Tây sông nước hiền hoà bình dị.
Khách hành hương đến đây đều muốn lưu lại những bức ảnh về hình thức và kiểu dáng của tịnh xá, lòng trở nên yên tịnh bởi sự bảo vệ của lan can bằng cánh sen hồng xung quang chánh điện, tạo cảm giác cho con người như đang hiện diện trong thế giới Cực Lạc. Mái tịnh xá uốn cong, uyển chuyển hòa mình cùng đất trời xanh ngắt, với nền ngói đỏ kiểu âm dương, những hàng ngói máng xối giúp thoát nước nhanh khi có những trận mưa rào! Đó là một cấu trúc trải rộng và hài hoà với thiên nhiên. Trên đỉnh cao của chánh điện là ngọn đèn chân lý được thiết kế với ý nghĩa thật uyên áo, trên là ngọn đuốc tượng trưng cho trí huệ, dưới là đài sen biểu hiện hiện cho sự tinh khiết, giải thoát.
Bên trong chánh điện có bảo tháp 13 tầng biểu hiện cho: lục phàm, tứ thánh, tam tôn. Bên trong ngôi tháp là bảo tượng Đức Thế Tôn đang ngồi thiền định, được bảo vệ bởi 4 cây đại trụ biểu trưng cho tứ chúng, với ý nghĩa Tam Bảo được trường tồn tại thế gian là nhờ Tăng, Ni và thiện nam tín nữ đồng tâm hiệp lực tiến tu. Phía sau Đức Phật là di ảnh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang. Điều đặc biệt để khiến mọi người khám phá là thấy có gác mà không thấy đường đi lên, bởi phía sau là di ảnh Đức Tổ sư. Bên ngoài là cầu thang hai bên uốn lượn, cùng hiệp nhất như hai bàn tay chắp lại đưa mọi người lên đến nơi tàng kinh các tôn quý, nơi lưu giữ kinh điển.
Cũng như bao nơi khác, bước chân khất thực độ sinh, hoằng hóa giáo pháp giải thoát của Đức Tổ sư đã chiêu cảm được tâm Bồ-tát của cố Hòa thượng trụ trì Phước Long cổ tự, nên Ngài đã hiến tặng một khoảng đất để xây dựng tạm một ngôi tịnh thất, và từ đó ngôi tịnh xá lần lần được hình thành. Cây Bồ-đề được trồng năm xưa đến nay vẫn còn lưu dấu, như để mọi người thấy rằng Tam Bảo là nơi nương tựa vững vàng, bình yên nhất.
Tịnh xá được xây dựng năm 1948 vào thời đức Tổ sư hành đạo và được Đại đức Giác Minh trùng tu nhiều lần từ năm 1974. Mỗi lần trùng tu, trong kiến trúc ấy lại mang thêm những đặc điểm mới, chứa đựng trong đó những ảnh hưởng văn hóa và lịch sử của từng thời kỳ. Đã bao mùa thu trôi qua, sau khi đức Tổ sư vắng bóng, tịnh xá đã thay đổi nhiều vị trụ trì.
Thời gian không bao giờ chịu dừng lại. Đến khoảng cuối thập niên 80, Trưởng lão Giác Vân về trụ trì tịnh xá đã mua thêm phần đất mới mở rộng tịnh xá.
Đến ngày 17/11 Đinh Hợi (2007), Thượng tọa Giác Đăng đã chính thức di dời và trùng tu lại toàn bộ ngôi tịnh xá như hiện tại với diện tích khuôn viên là 15.916,6m2, riêng ngôi chánh điện với diện tích 1.465m2 và đã an vị Phật vào ngày 17/11 Tân Mão (2011).
Chúng ta sẽ ngạc nhiên xiết bao với những hàng cánh sen màu hồng ẩn hình với gam màu chủ lực vàng truyền thống. Sự sáng tạo trong mô típ và cách sắp xếp làm cho đường nét trang trí nổi bật hơn, linh động hơn. Tất cả đều nói lên tinh thần phụng sự đạo pháp dân tộc, cùng hướng về mục tiêu giải thoát, giác ngộ.
http://daophatkhatsi.net/he-phai/tinh-xa/2674-luoc-su-tinh-xa-ngoc-trung-tang-can-tho.html
BÀI LIÊN QUAN
Danh sách và địa chỉ các Tịnh xá thuộc Ni giới Khất sĩ (26518 xem)
Tịnh xá Ngọc Châu - Ô Môn (12052 xem)
Danh sách và địa chỉ các tịnh xá Giáo đoàn V ( BBT , 11450 xem)
Danh sách và địa chỉ các tịnh xá Giáo đoàn IV ( BBT , 14422 xem)
Danh sách và địa chỉ các tịnh xá Giáo đoàn I ( BBT , 11440 xem)
Danh sách và địa chỉ các tịnh xá Giáo đoàn III ( BBT , 11711 xem)
Danh sách và địa chỉ các tịnh xá Giáo đoàn II (10653 xem)
Tịnh xá Ngọc Phương (36105 xem)
Tịnh xá Ngọc An (14351 xem)
Tịnh xá Ngọc Khánh (12822 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ