Trang chủ > Bồ Tát > Bồ tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Tác giả: Châu Thanh Thùy.  
Xem: 5101 . Đăng: 20/07/2019In ấn

 

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 
 

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Hôm nay là ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát (19.2AL). Tôn tượng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát hầu như có mặt ở tất cả các chùa chiền không chỉ tại Việt Nam mà những nước có nền Phật Giáo phát triển. Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát thể hiện cho lòng đại từ đại bi, luôn được người người tôn kính và tương nựa. Nhân ngày Vía của Bồ Tát, chúng ta ôn lại những nét đẹp tâm hồn của một vị Thánh Nhân cao quý.

Ý nghĩa của ngày Vía Bồ Tát 19.2 AL

Trong một năm có ba ngày vía Quan Âm là 19.2 AL, 19.6 AL, 19.9AL. Mỗi ngày vía có một ý nghĩa riêng. Cụ thể là:

  • 19-2 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm đản sinh,
  • 19-6 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm thành đạo,
  • 19-9 kỷ niệm Bồ tát Quan Thế Âm xuất gia.

 

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Hôm nay là ngày Vía Đức Quan Thế Âm Đản Sinh. Về sự ra đời của Bồ Tát Quan Thế Âm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có kể trong kinh Bi Hoa rằng:

 

Về thời quá khứ lâu xa về trước, đức Quán Thế Âm làm thái tử con của vua Vô Tránh Niệm. Thời bấy giờ có đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai, Vua và Thái tử phát tâm Bồ-đề rộng lớn, nguyện tu các hạnh Bồ tát, mong thành Phật quả để phổ độ chúng sanh.

Khởi đầu đức Vua và Thái tử làm người thí chủ chân thành cúng dường các thứ y phục, thuốc men, vật thực, mùng mền và tất cả các món cần dùng lên đức Bảo Tạng Như Lai và chúng tăng trong suốt 3 tháng. Nhờ nhất niệm tinh chuyên, tinh tấn không ngừng, vua Vô Tránh Niệm chứng thành quả Phật và phát 48 lời thệ nguyện rộng lớn để tế độ khắp cả chúng sanh, Ngài liền thành Phật hiệu là A-Di-Đà, chủ cõi Tây Phương Cực Lạc. Thái tử công hạnh cũng tròn đầy viên mãn cũng về cõi Cực Lạc thành bậc đại Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm cùng với Phật A Di đà tiếp dẫn chúng sanh về cõi Cực Lạc.

Quán Thế Âm Bồ Tát không chỉ là một trong Tam Thánh ở cõi nước Tây Phương mà Ngài có cơ duyên rất lớn với cõi Ta Bà của chúng ta. Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn, Phật Thích Ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm: “Vị Bồ Tát này khi nghe âm thanh của chúng sinh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ. Nếu có vô lượng trăm ngàn vạn ức chúng sanh bị các khổ não nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, một lòng xưng danh Ngài thì ngay khi đó, Bồ Tát Quán Thế Âm bèn xem xét âm thanh ấy, khiến cho họ đều được giải thoát”.

Trong Kinh Đức Phật gọi Quan Âm là “thiện nam tử”, nhưng chúng ta thường thấy hình ảnh Ngài là một vị nữ nhân mặc áo trắng. Không ít người vẫn đang thắc mắc: Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ? Đức Phật nói rằng Quan Thế Âm cứu khổ chúng sanh bằng cách hóa thân thành 32 tướng khác nhau để tùy ứng với hoàn cảnh. Ngài có thể là: thân Phật, Bích Chi, Thinh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Đại Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la–môn, Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, Phụ nữ, Đồng nam, Đồng nữ, Thiên, Long, Dạ xoa, Càn-thát-bà, Ca-lâu-la, A-tu-la, Khẩn-na-la Ma-hầu-la-già, Nhân, Phi nhân Thần chấp Kim Cang.

Vì vậy Quán Thế Âm Bồ Tát không mang một hình tướng nhất định, mà Ngài là một bậc Thánh với tâm từ bi sâu rộng, sẵn sàng ứng biến nhiều hình tướng khác nhau để cứu độ chúng sinh.

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh một tay cầm bình thanh tịnh chứa cam lồ và một tay cầm nhành dương để tưới xuống thế gian mà trong kinh Phổ Môn có câu “Nam mô thanh tịnh bình thùy dương liễu Quan Âm Như Lai cam lồ sái tâm nguyện”.

Bình thanh tịnh biểu hiện cho sự giới đức vẹn toàn. Một người giữ được giới đức sẽ cảm thấy luôn an lạc và không điều gì gây phiền não, bận tâm. Chính vì tâm hồn thanh tịnh an lạc mới chứa được nước cam lồ – Một loại nước thanh mát, ngọt ngào, đó là lòng từ bi. Lòng từ bi là tấm lòng vị tha, luôn thực hiện sứ mệnh mang đến hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sanh, không chỉ riêng ở loài người nhưng không sợ bất kỳ trở ngại nào. Nhưng lòng từ bi đó sẽ không phát huy tác dụng nếu được trang trải khắp mọi nơi. Vì thế cần được rưới bằng nhành dương liễu. Nhành dương liễu thì mềm mại nhưng không bị gãy.

 
Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Do đó, lòng từ bi được nuôi dưỡng từ những ai biết giữ giới đức và biết nhẫn nhục. Nếu không nhẫn nhục thì từ bi rất khó được phát huy triệt để. Lấy ví dụ như vào những ngày lễ lớn, chúng ta thường phát tâm Bồ tát mang gạo bố thí cho những người nghèo. Một số người nghèo lợi dụng đó mà kêu người thân đến lấy, thành ra một gia đình được nhận rất nhiều gạo. Cuối cùng những người phía sau chờ rất lâu nhưng không có. Họ tức chửi mình. Nếu như chúng ta không biết nhẫn nhục cho qua thì rất dễ sanh tâm tức giận và bất mãn công việc thiện lành này bởi phát tâm từ mà lại bị chửi.

 

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Hình ảnh Quán Âm Thị Kính hóa thân của Đức Quan Âm Bồ Tát cũng là một minh chứng về lòng nhẫn nhục và đại bi khi bị hàm oan đến ba lần nhưng không thanh bạch. Lần hàm oan cuối cùng đó là bị gán vào tội phạm giới luật khi có con với Thị Kính?! Nhưng vì khi ấy, Kính Tâm (tên của Bồ Tát khi tu) vì nhất quyết giữ một lòng với đạo Pháp, không muốn bị phát hiện là thân nữ nhi (Vì xã hội bấy giờ không có chùa cho nữ đi tu) nên đã âm thầm chịu đựng oan trái. Lòng từ bi thể hiện khi Ngài cố gắng nhẫn nhục, chịu mọi tai tiếng để nuôi đứa trẻ không phải con mình, nhất quyết không vì lòng sỉ diện, sự trong sạch của bản thân mà bỏ rơi một đứa trẻ. Câu chuyên đó cho thấy nếu không có lòng nhẫn nhục thì từ bi không được trọn vẹn.

Chúng ta làm gì nhân ngày lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong cuộc sống, ít nhiều gì chúng ta cũng được Quán Thế Âm cứu giúp nhưng không biết. Bởi những vị Bồ Tát thường bố thí Ba La Mật nghĩa là bố thí mà không cho ai biết mình bố thí và không nghĩ mình đang bố thí. Vì thế, nhân ngày đản sanh Đức Quan Thế Âm, chúng ta phải tưởng nhớ công đức của Ngài, nhớ ơn hạnh nguyện sâu rộng của Ngài mà dâng lên những bó hoa, những loại trái cây tươi tốt hoặc chỉ bằng một tấm lòng thành kính qua sự cúi lạy.

 

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát

 

Không dừng lại ở đó, chúng ta còn phải nhớ đến hạnh từ bi, hạnh nhẫn nhục của Ngài mà noi gương, áp dụng trong cuộc sống. Luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người nghèo khổ, khó khăn. Nhẫn nhục với những hành động, lời nói không tốt từ bên ngoài dành cho bản thân. Dù còn là phàm phu dẫy đầy sự tham, sân, si nhưng chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ. Như giúp một cụ già qua đường, cho một ít tiền lẻ, món ăn đến những người ăn xin, khuyên nhủ những người đang đau khổ, phiền muộn. Thay lòng tức giận hay những lời nói không tốt bằng câu niệm Phật trước những lời nói xấu, không đúng sự thật từ người khác. Mỗi ngày tập một chút, chúng ta sẽ cảm thấy tâm tính nhẹ nhàng và bình an, không cố chấp với lý sự ở đời và tự hào là một người con Phật chân chính. Đó chính là hạt giống Bồ Tát đã nảy nở trong lòng chúng ta.

Vẻ đẹp của Quán Thế Âm Bồ Tát mà một vẻ đẹp của tâm hồn thánh thiện mà cả nhân loại, những ai hiểu được sẽ phải cúi đầu cảm phục. Nhớ ơn Ngài, nghĩa là phải làm theo hạnh nguyện của Bồ Tát mà mang đến niềm vui cho mọi người, đó mới đúng là tinh thần tưởng niệm đến ngày Bồ Tát Quan Thế Âm ra đời.
 

Châu Thanh Thùy

-----ooOoo-----

Nguồn: blogphatgiao.com

BÀI LIÊN QUAN

Xưng Tán Quán Thế Âm Bồ Tát  ( TNT , 4664 xem)

Công hạnh Quan Âm  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5424 xem)

Hạnh nguyện Địa Tạng Bồ-tát  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5868 xem)

Hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quan Âm  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 42728 xem)

Mẹ Quán Thế Âm  ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao dịch , 6564 xem)

Quán Thế Âm Bồ Tát  ( Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm , 6640 xem)

Rực rỡ lễ hội Quan Thế Âm - Ngũ Hành Sơn  ( Bảo Thiên , 5228 xem)

Thông điệp từ Bồ-tát Quán Thế Âm  ( Phan Minh Đức , 5700 xem)

Chuyện kể vế Ðức Quan Âm Nam Hải  ( Làng Mai , 7132 xem)

Hình tượng Bồ tát Quan Âm và vấn đề bình đẳng giới  ( Thích Hạnh Bình , 5741 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ