Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TT. Giác Hoàng trích giảng Bài kinh số 10 - Kinh Niệm Xứ trong Kinh Trung Bộ tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Xem: 3050 . Đăng: 22/07/2023In ấn
TT. Giác Hoàng trích giảng Bài kinh số 10 - Kinh Niệm Xứ trong Kinh Trung Bộ tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang
Chiều ngày 15/7/2023 (nhằm ngày 28/5/Quý Mão) TT. Giác Hoàng - UV. HĐTS, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Phó Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Chánh Thư ký Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái đã quang lâm thuyết giảng cho đại chúng an cư tại Pháp viện Minh Đăng Quang với bài Kinh Niệm Xứ - 10 (Satipatthàna sutta) trong Kinh Trung bộ.
Bài kinh Niệm Xứ là bài kinh rất quan trọng đối với hành giả hành trì, nếu có sự hiểu biết cũng hỗ trợ đời sống phạm hạnh. Bài kinh này được các thiền sư trên khắp thế giới giảng dạy, các nhà dịch giả, nhà nghiên cứu thì nghiên cứu 1 phần vì liên hệ với nhiều bài kinh khác như Thân Hành Niệm, Kinh Niệm Hơi Thở Ra Hơi Thở vô, Thượng tọa giải thích.
Xứ Kuru ở phía Bắc thủ đô Delhi ngày nay, đức Phật đến đây rất muộn nhưng có những bài kinh quan trọng được giảng ở đây. Dân cư rất văn hóa và có đạo đức.
“Tứ Niệm Xứ” đã được Đức Phật tuyên bố là Con Đường Độc Nhất – (Ekāyano maggo), có nơi dịch là con đường trực tiếp, vì nó là con đường do đức Như Lai giác ngộ, con đường lặng lẻ đi một mình, không ai hành trì giúp ai được, và là, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, con đường đưa thẳng tới Niết bàn, Thượng tọa chia sẻ.
“Vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu” vượt khỏi sự buồn rầu trong thâm tâm, thể hiện của nó qua việc than, khóc bi ai. Ở một mức vi tế hơn vẫn có cảm giác khó chịu trong tâm - ưu, và cảm thọ khó chịu trên thân - khổ. Những điều này cũng được đoạn trừ, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.
“Ở đây Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời”, ba pháp luôn phải có để hỗ trợ cho Tứ Niệm xứ, ba pháp cũng phải đồng bộ với nhau.
Nhiệt tâm: trong thế hùng tráng hừng hực của một bậc Khất sĩ, một bậc muôn giải thoát khỏi ba khỏi, muốn xé tạc màn vô minh theo như lời Tổ sư dạy. Khi trong mình có sự giải đãi thì nên ham nóng lại, đừng để nguội lạnh sự tâm tu của mình, Thượng tọa chia sẻ.
Chánh niệm: trọn vẹn với những việc đang làm (thực tại). Tỉnh giác: biết rõ việc mình đang làm, khả năng tâm mình quan sát rộng xung quanh.
Quán thân trên thân, ...thọ ...tâm ... pháp không nhất thiết phải khư khư một pháp, co thể trong giờ thiền lúc này thọ, lúc khi thân, lúc này tâm.
“Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.” Nơi vắng vẻ, tịch tịnh, không đến nơi náo nhiệt, ồn ào; kiết già giữ thân tâm vững vàng, dễ an trú trên đề mục; để tâm ngay chỗ sự xúc chạm hơi thở với mũi, không để tâm nơi đỉnh đầu.
“Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra” biết hơi thở ra, vào là tâm tỉnh giác, không rong ruổi bên ngoài. Hơi thở là sự nối kết của thân và tâm.
"Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài ... ngắn" hơi thở phải tự nhiên, không được cố gắng kéo hơi thở, huấn luyện tâm không có vọng tưởng bên ngoài.
"Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô ... ra", vị ấy tập” hơi thở không giữ lại, tới đâu thì ghi nhận tới đó. "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra ...vô” tâm mình khó dạy, luôn biện luận, tìm lý do để cho thân khỏe, nhưng khi tâm an, gom lại không tán loạn thì thân yên.
“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.”. biết rõ đại oai nghi, biết rõ một cách tự nhiên, không cố gắng, để tâm vào trong cảnh động.
“ Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; ..” rõ biết tinh tế hơn là những việc làm nhỏ nhặt mọi lúc, mọi nơi để trói buộc tâm ngay thực tại. Phát huy đều này sẽ làm cho sự tỉnh giác sâu hơn.
“Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, ...” cho những ai nặng về sắc dục, đam mê thân này, vui thích, trang điểm cho thân. Hãy quán trên chính thân mình, không phải thân người.
Buổi giảng thứ 4 với bài kinh Niệm xứ, Thượng tọa triển khai được 4/6 phần của quán thân trên thân. Những gì học được hôm nay, mong đại chúng hãy luôn thực hành trên chính mình, trong mọi lúc mọi nơi để cảm nhận được sự an tịnh do pháp đem lại, được sự hỷ lạc do chánh niệm, không để sai lầm, vụng về khi tỉnh giác có mặt, Thượng tọa chia sẻ.
Ban TT-TT Pháp viện
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Giáo đoàn IV cúng dường các Trường hạ tại TP. Hồ Chí Minh ( Trung Tâm , 6064 xem)
Trưởng lão Hòa thượng Giác Giới thăm và sách tấn chư hành giả an cư tại Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1976 xem)
Hòa thượng Giác Pháp thuyết giảng Quy Sơn Cảnh Sách buổi thứ 4 tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1872 xem)
Hòa thượng Giác Điệp có buổi thuyết giảng thứ 2 tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1560 xem)
Hòa thượng Giác Nhân thuyết giảng Kinh Tăng Chi tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 2924 xem)
TP.HCM: Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương cúng dường các trường hạ trong Thành phố ( Ban Truyền thông NGKS , 3584 xem)
Thượng tọa Minh Liên giảng Giáo Dục Học Phật Giáo nhân khóa an cư PL.2567 ( Ban TTTT Hệ phái , 1008 xem)
Hòa thượng Bửu Chánh thuyết giảng chủ đề Người thay đổi đời tôi: Chánh niệm ( Ban TTTT Hệ phái , 3040 xem)
Hòa thượng Giác Pháp thuyết giảng Quy Sơn Cảnh Sách buổi thứ 3 tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 1520 xem)
Hòa thượng Minh Ngạn nói về Năm mùa hạ đầu tiên của Đức Phật tại Trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 2996 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng