Trang chủ > Đức Phật > Vesak 2019
Lễ Phật đản 2019: Pháp viện Minh Đăng Quang xác lập 4 Kỷ lục Phật giáo
Xem: 11274 . Đăng: 26/05/2019In ấn
Lễ Phật đản 2019: Pháp viện Minh Đăng Quang xác lập 4 Kỷ lục Phật giáo
Bốn Kỷ lục về Phật giáo được trao cho Pháp viện Minh Đăng Quang nhân dịp Lễ Phật đản được tổ chức vào tối ngày 18/5/2019 (14/4 âm lịch) tại Pháp viện.
Tượng Tổ sư Minh Đăng Quang cầm y bát khất thực được nhìn thấy tại trai đường của Pháp viện. Ảnh: Duy Khang | Vietkings | KYLUC.VN
Năm 2019, Lễ Phật đản trên cả nước được chuẩn bị và tổ chức trong không khí đón chào Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên Hiệp Quốc lần thứ 16 được tổ chức lần thứ ba tại Việt Nam.
Vào tối ngày 18/5/2019, nhằm ngày 14/4 năm Kỷ Hợi, Pháp viện Minh Đăng Quang đã long trọng tổ chức Lễ Phật đản, Kỷ niệm ngày Đản sanh Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni.
Ban tổ chức Đại lễ có sự hiện diện của HT. Thích Giác Toàn (Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Trụ trì Pháp viện), HT. Thích Giác Tường (Ủy viên Ban Thường trực HĐCM TW GHPGVN), HT. Thích Minh Thuấn (Phó Trụ trì Pháp viện), HT. Thích Minh Hóa (Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN Quận 2), cùng nhiều trụ trì của các tịnh xá tại TP. HCM.
Tại buổi lễ, HT. Thích Giác Toàn, Trưởng ban Tổ chức Đại lễ, đã tuyên đọc Thông điệp Đại lễ Vesak của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres; HT. Thích Giác Tường tuyên đọc Thông điệp ngày Phật đản nhân dịp Vesak 2019 của Pháp chủ Thích Phổ Tuệ. Buổi lễ bao gồm lễ niêm hương, đọc kinh tán thán đức Phật cầu gia hộ.
Buổi lễ còn có sự hiện diện của các thành viên thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam. Các đại diện bao gồm: Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Văn Viễn, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam; Luật gia Nguyễn Mạnh Quý, Phó Chủ tịch TW Hội Kỷ lục gia Việt Nam và ông Dương Duy Lâm Viên, Tổng Thư ký Hội Kỷ lục gia Việt Nam.
Từ phải sang: HT. Thích Giác Toàn, Luật gia Nguyễn Mạnh Quí, TS. LS Nguyễn Văn Viễn và ông Dương Duy Lâm Viên tại buổi lễ. Ảnh: Duy Khang | Vietkings | KYLUC.VN
Bốn kỷ lục tại Pháp viện Minh Đăng Quang được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề xuất, công nhận và giới thiệu. Trước đó, trong mùa Vesak 2019, Tổ chức Kỷ lục cũng đã liên tục công bố và xác lập các Kỷ lục Phật giáo tại Cần Thơ và Hà Nam, bao gồm: Số lượng người tham gia xếp mô hình VESAK 2019 nhiều nhất với hiệu ứng ánh sáng đèn led tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), và 10 Kỷ lục quốc gia được xác lập trong Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam).
Bốn Kỷ lục Phật giáo được xác lập tại Pháp viện Minh Đăng Quang bao gồm:
Tổng thể Pháp viện Minh Đăng Quang gồm 4 bảo tháp án ngữ 4 gốc khuôn viên, bao bọc chánh điện.
Hai tháp phía trước hình bát giác, mỗi tháp gồm 9 tầng, cao 37m.
Từ ngoài vào, bảo tháp bên phải là "Bảo tháp Ca Diếp – Danh hiệu Tôn giả đệ nhất hạnh đầu-đà"; ngôi bảo tháp tiêu biểu tượng trưng cho lịch sử Hệ phái, kiến trúc mô hình bát giác (Bát chánh đạo) gồm chín tầng, cao 37m. Tầng trệt tứ giác rộng 16m2 trang trí hình ảnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư khai lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam, tiền thân của Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam mà ngày nay là Hệ phái Khất sĩ, một trong chín tổ chức Giáo hội, thành viên thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tòa tháp bên trên có 8 tầng bát giác, tầng 9 đến tầng 2 tôn trí thờ bảy vị cổ Phật quá khứ và Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập Hệ phái Khất sĩ, gồm: Đức Phật Tỳ Bà Thi, Đức Phật Thi Khí, Đức Phật Tỳ Xá, Đức Phật Câu Lưu Tôn, Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đức Phật Ca Diếp, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Tổ sư khai sơn Hệ phái Khất sĩ Minh Đăng Quang.
Bảo tháp phía trái cổng Tam quan là ngôi "Bảo tháp Xá Lợi Phất – Danh hiệu Tôn giả Trí tuệ đệ nhất". Ngôi bảo tháp làm thư viện, lưu trữ tam tạng kinh điển Phật giáo để Tăng Ni, Phật tử các giới vãng lai có thể tìm đọc, nghiên cứu... khi có nhu cầu. Tháp có chín tầng; tầng trệt tứ giác rộng 16m2 thiết kế 50 bàn đọc sách cá nhân (có đèn riêng từng bàn) để bạn đọc vãng lai mượn sách ngồi đọc tại thư viện. Các tầng 2, 3, 4 có kệ chứa gần 10.000 bản kinh sách chữ Việt gồm: Kinh luật luận, văn học, triết học, lịch sử, văn hóa, giáo dục... và các loại sách kiến thức phổ thông. Từ tầng 5, 6, 7 và 8 tàng trữ các bộ Đại tạng kinh, Luật và Luận bằng các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Pali, Nhật, Thái, Miến v.v...
Toàn cảnh Pháp viện với 2 bảo tháp 9 tầng phía trước. Ảnh: daophatkhatsi.vn
Hai ngôi bảo tháp phía sau hình tứ giác, mỗi tháp gồm 13 tầng, cao 49m.
Bên phải là "Tháp Hồng Ân", gồm mười ba tầng, nền rộng 16m x 16m, cao 49m.
- Tầng 13: Tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, 10 vị Trưởng lão Tăng và 10 vị Trưởng lão Ni, các ngôi tịnh xá ở Ấn Độ tiêu biểu cho ba ngôi báu Phật Pháp Tăng.
- Tầng 12: Tôn trí bảo tượng Tổ sư Minh Đăng Quang, danh hiệu 20 ngôi tịnh xá đầu tiên, các vị Trưởng lão Tăng và các vị Trưởng lão Ni, Trưởng tử đầu tiên của Tổ sư.
- Tầng 11: Tôn trí chân dung Nhị Tổ Giác Chánh và hành trạng lập đạo, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn I.
- Tầng 10:Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Tịnh và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn II.
- Tầng 9:Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác An và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn III.
- Tầng 8:Tôn trí chân dung Đại lão Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên và quá trình hành đạo của Ngài trong nước và hải ngoại.
- Tầng 7:Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác Phúc và chư Tôn đức Giáo đoàn IV.
- Tầng 6:Tôn trí chân dung Đức thầy Giác Lý và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn V.
- Tầng 5:Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác Huệ, Hòa thượng Giác Đức và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn VI.
- Tầng 4:Tôn trí chân dung Ni trưởng Huỳnh Liên và chư Ni trưởng Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ.
- Tầng 3:Tôn trí chân dung Ni trưởng Ngân Liên và Ni trưởng Trí Liên cùng các Phân đoàn, Hội chúng Ni.
- Tầng 2:Tôn trí chân dung quý Ni trưởng và hoạt động Hội chúng Ni giới Giáo đoàn I, III và VI.
- Tầng 1: Giới thiệu chung về các hoạt động Phật sự của Hệ phái.
Tháp Hồng Ân (trái) và Tháp Tứ Ân tại khuôn viên pháp viện. Ảnh: Duy Khang | Vietkings | KYLUC.VN
Bên trái là “Tháp Tứ Ân”, tương tự như ngôi bảo tháp Hồng ân, bảo tháp Tứ Ân cũng có 13 tầng. Tầng trên cùng, tôn trí Tam tôn theo ý nghĩa Phật – Pháp – Tăng.
- Tầng 13: Lưu giữ bảo tượng Đức Phật Tổ Thích Ca và Tổ sư khai sơn “Ánh Minh Quang – Nhật nguyệt hồng…” đã hiện hữu với ngôi Pháp viện trên bãi rác dòng đời gần tròn 50 năm (1968 - 2017).
- Tầng 12: Tôn trí chư Tổ khai sơn Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ I đến thời Lý-Trần, Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
- Tầng 11, 10 và tầng 9: Tôn trí tổ tiên nòi giống Rồng Tiên: Lạc Long Quân – Âu Cơ; Mười tám đời vua Hùng Vương và 54 dân tộc anh em.
- Tầng 8, 7, 6, 5, 4, 3 và tầng 2: Thờ linh cốt ông bà cha mẹ (Cửu huyền Thất tổ).
- Tầng trệt: Làm nhà tang lễ “Vãng sanh cực lạc”, dành cho bá tánh thiện duyên.
Bốn ngôi bảo tháp này là biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật là ngôi Chánh điện ở giữa – trung tâm ngôi Pháp viện.
Bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện được bố trí tại tầng 3, Đại hùng bảo điện (Chánh điện) của Pháp viện. Ngôi bảo tháp bằng gỗ cao 12m, tầng dưới tứ giác cao 8m, có khắc chạm tứ trụ hoa sen xung quanh; trên nóc cao 4m, với 13 tầng mái , biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn. Tám vách xung quanh điêu khắc, minh họa tám bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật từ Đản sanh đến Xuất gia, Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Niết-bàn rất sinh động và trầm lắng thiêng liêng.
Bảo tháp bằng gỗ tại chánh điện Pháp viện Minh Đăng Quang. Ảnh Duy Khang | Vietkings | KYLUC.VN
Bảo tháp bằng gỗ có tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 7,2m, nặng 7,2 tấn.
Nhân Kỷ niệm 60 năm (1954-2014) Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, Pháp viện đã tổ chức Đại lễ Tưởng niệm trang nghiêm, trọng thể trong 5 ngày liên tục (26/2-02/3/2014) với nhiều hoạt động như:
- Hội thảo khoa học với chủ đề “Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập” do Viện Nghiên cứu tôn giáo, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và Hệ phái Khất sĩ đồng tổ chức. Hội thảo có hơn 100 bài tham luận của các nhà khoa học và tăng ni trong nước, 500 đại biểu, khách mời tham dự.
- Đại lễ, lễ trai tăng cầu nguyện quốc thái dân an và tưởng niệm ân đức Tổ sư Minh Đăng Quang với 1,200 chư tăng Phật giáo: Phái Nam tông Khmer (700 vị), Nam tông Kinh (500 vị), 60 chư tôn đức Tăng, Ni và 500 Phật tử Hoa tông tham dự.
- Đại lễ chính thức được diễn ra với sự tham sự của hơn 2,000 vị lãnh đạo Phật giáo Trung ương, các tỉnh thành và các khách quý, Phật tử nhiều nơi.
- Lễ Khất thực cổ Phật với 1,500 Tăng Ni Khất sĩ tham gia.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Đạo Phật Khất Sĩ năm 2014. Ảnh: Duy Khang | Vietkings | KYLUC.VN
Hội thảo đã thảo luận, trao đổi nhiều chủ đề như Tổ sư Minh Đăng Quang: Cuộc đời và đạo nghiệp; Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong bộ Chơn lý; Quá trình hình thành và phát triển, hội nhập của Hệ phái Khất sĩ; Hệ phái Khất sĩ và sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay...
Lễ Khất thực cổ Phật diễn ra nhân dịp tưởng niệm 60 năm (1954-2014) Tổ sư Minh Đăng Quang của Hệ phái Khất sĩ vắng bóng. Lễ Khất thực có hơn 1.500 Tăng Ni Khất sĩ tham dự.
Lễ diễn ra vào sáng 28/2/2014. Hơn 1.500 chư tôn đức Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ thuộc 6 giáo đoàn Tăng và 1 giáo đoàn Ni đã trì bình khất thực. Đoàn đã đi theo lộ trình trên các tuyến đường vành đai xung quanh phần diện tích khu đất nơi Pháp viện Minh Đăng Quang toạ lạc.
Trong nếp sống người tu hành, khất thực là một nếp sống, là hạnh lành của ba đời chư Phật. Phép sống ấy là nét đẹp văn hóa trong lòng Phật tử. Chính pháp sống này là phương cách nhuần nhuyễn để tiếp độ tha nhân đến với đời sống thiện, đạt thành giác ngộ. Hạnh trì bình khất thực là nếp sống độc đáo dễ dàng đi vào đời làm lợi ích cho chúng sanh mà bình sinh người bình thường khó làm được.
Hình ảnh các chư Tăng trong 6 Tăng đoàn của Hệ phái Khất sĩ trong lễ Khất thự cổ Phật sáng ngày 28/2/2014. Ảnh PGVN
Các Phật tử đảnh lễ và cúng dường chư tăng trong Lễ Khất thực. Ảnh: PGVN
Theo tinh thần Khất sĩ, tiếng “Khất” có nghĩa là xin, lẽ xin là chơn lý của võ trụ, mà chúng sanh, kẻ thì xin vạn vật để nuôi thân, người thì xin các pháp để nuôi trí... Xin cái ác, xin điều thiện, xin đạo đức, xin quả người Trời Phật, xin vật chất, xin tinh thần, xin địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; Ðất xin nước, đất mới sống khỏi chết khô; cỏ cây xin đất nước mới sanh chồi mọc nhánh. Thú xin đất nước cỏ cây, mới có đi chạy. Người xin thú cỏ cây đất nước lửa gió mới có nói làm. Trời xin người thú cây tứ đại mới sanh thức trí. Phật lại xin nơi Trời người thú cỏ cây tứ đại, mới được giác chơn. Ngược lại với lối sống xin ăn của những người mà Tổ sư cho là tham ác tội lỗi, tham sân si mãi là của những bậc cản trở tâm cầu giác ngộ lợi đạo ích đời.
Một số hình ảnh tại buổi trao Kỷ lục:
Ông Dương Duy Lâm Viên, Tổng thư ký Hội Kỷ lục gia Việt Nam công bố Kỷ lục. Ảnh: Duy Khang | Vietkings
TS. LS Nguyễn Văn Viễn trao bằng Kỷ lục cho HT. Thích Minh Thuấn. Ảnh: Duy Khang | Vietkings
Luật gia Nguyễn Mạnh Quí trao bằng xác lập Kỷ lục cho HT Thích Giác Tường. Ảnh: Duy Khang | Vietkings
Từ trái sang: HT. Thích Minh Thuấn, Luật gia Nguyễn Mạnh Quí, HT. Thích Giác Tường, HT. Thích Giác Toàn, HT. Thích Minh Hóa, và Luật sư Nguyễn Văn Viễn trong buổi trao Kỷ lục quốc gia. Ảnh: Duy Khang | Vietkings.
Đông đảo các chư tăng, ni, đại biểu và Phât tử tham gia lễ Phật đản tại Pháp viện.
Ảnh: Duy Khang | Vietkings
Pháp viện Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 505, Xa lộ Hà Nội, P. An Phú, Q.2, Tp. HCM. Pháp viện do Cố Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên, nguyên Tổng Tri sự Trưởng Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, sáng lập năm 1968. Từ ngày 18/6/2009, Hòa thượng Thích Giác Toàn (đương kiêm trụ trì) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng pháp viện thành ngôi phạm vũ huy hoàng, hiện đại trên diện tích gần 37,500m2. |
Nguồn: Kyluc.vn (VietKings)
BÀI LIÊN QUAN
Hà Nội: Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ nhân dịp Phật Đản ( Tâm Minh , 7848 xem)
Hà Nội: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chúc mừng Hội đồng Trị sự GHPGVN nhân mùa Phật Đản ( Phật Sự Online , 7916 xem)
Toàn văn Tuyên bố Hà Nam 2019 ( Thích Đức Thiện , 5976 xem)
Bế mạc Đại lễ Vesak LHQ: Tuyên bố Hà Nam 2019 ( Nhóm PV Báo Giác Ngộ , 7444 xem)
Bài hội thảo Đại Lễ Phật đản PL. 2563 Vesak. 2019 ( Thượng tọa Thích Nhật Từ , 5536 xem)
Báo chí góp phần vào thành công của Đại lễ Vesak 2019 ( Tâm Phạm , 3936 xem)
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Cường tiếp đoàn đại biểu Phật giáo Hàn Quốc ( Hoàng Trung Hiếu , 4432 xem)
Chùm ảnh: Lực lượng tình nguyện viên góp phần vào sự thành công Đại lễ Vesak 2019 ( Hoàng Tuấn - Văn Minh , 4180 xem)
Trung ương Giáo hội thân mật tiếp Chủ tịch Thượng viện Bhutan ( Hoài Thái - Minh ân - Đăng Huy , 4264 xem)
Hà Nam: Phó Thủ Tướng thường trực Trương Hòa Bình thăm trung tâm báo chí của Đại lễ Phật đản LHQ Vesak 2019 ( An Nhiên Sakya , 4348 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ