Trang chủ > Văn Hoá

Lời kể bên khung cửa sổ

Xem: 6658 . Đăng: 12/04/2014In ấn

  Những giọt mưa to nặng đã đập xuống mui xe, người tài xế bật quạt nước xóa bớt bụi nước làm mù mịt kính trước. Chẳng bao lâu mưa xối xả, hai cái cần quạt nước đã làm việc hết công suất nhưng kính xe vẫn như bị một cái mền trắng phập phềnh đắp kín. Mọi người bên trong không thể thấy gì cả ngoài những màn nước trắng xóa từng đợt rào rạt bao trùm. Chiếc xe bỗng rung mạnh. Tiếng va đập, tiếng những mảng thép nghiến vào nhau, tiếng kính vỡ, tiếng la hét thất thanh. Tiến có cảm giác bị nâng lên. Rồi mọi chuyện chung quanh trở nên yên tĩnh lạ thường. Giờ đây chỉ có tiếng rầm rì nho nhỏ của cái máy lạnh. Tiến mở mắt ra. Mọi vật đều có một màu trắng nhợt nhạt. Cô y tá nhỏ nhẹ: “Chú không nên cố cử động”. Câu nói như một lời an ủi cảm thông vì dù có cố gắng Tiến cũng không cử động được. Tay chân thân thể và cả phần đầu đều bị giữ chặt. Đặc biệt cần cổ đã được ‘gia cố’ bằng một cái niềng chắc chắn.

Phòng có hai giường, đặt sát khung cửa sổ duy nhất của gian phòng là chiếc giường của một bệnh nhân khác tên Đoài, một người đã qua hết tuổi trung niên, có giọng nói đều đều, chậm chậm. Thời gian trong bốn bức tường bệnh viện trôi thật chậm chạp. Tất cả những gì mà Tiến có thể nhìn thấy trong ngày là một khoảng trần nhà màu trắng nhợt nhạt. Nếu muốn ‘thay đổi không khí’ cho đôi mắt thì Tiến phải dùng khoảng cử động rất hạn chế của cánh tay cầm một cái gương phản chiếu soi chếch sang giường bên.

Mấy hôm sau, ông Đoài đã ngồi dậy được và thường xuyên xoay người sang khung cửa sổ nhìn xuống cảnh trí bên dưới. Hai người cùng cảnh ngộ đã biết về nhau nhiều hơn. Ông Đoài là một nhân viên làm việc trong một kho hàng. Ông bị tai nạn khi một khối hàng lớn nặng nhiều tấn đổ ập lên người. May sao, ông thoát chết nhưng phải nằm viện từ cuối năm ngoái.

Từ ngày đầu sau khi tỉnh dậy, đôi mắt của Tiến đã bắt đầu thích khung cửa sổ của ông Đoài. Mỗi khi Tiến muốn ‘nhìn xuống’ khung cửa thì phải ‘thông qua’ lời kể của ông ta. Ngày giờ trong bệnh viện như kéo dài ra, dài lê thê. Tươi tỉnh nhất trong ngày là khoảng thời gian nghe giọng nói trầm trầm đều đều của ông Đoài miêu tả và tường thuật những cái đang diễn ra dưới khung cửa sổ. Nơi đó có một cái công viên bên cạnh một trường học cấp một (theo lời kể của ông Đoài). Ngoài khoảng tươi tỉnh đó ra, thời gian còn lại của Tiến trôi lừ đừ vô vị từ sáng đến tối, nhạt nhẽo đến không chịu nổi, nhất là phải đối diện liên tục với cái khoảng trắng nhợt nhạt của trần nhà.

[IMG]/images/hinhminhhoa/vanhocphatgiao/dang_sau_khung_cua_so20121009074113.jpg[/IMG]

Bên khung cửa sổ có một người bắt cầu nối thông căn phòng bé nhỏ và thế giới rộng lớn bên ngoài

Ông Đoài có vẻ cố gắng tường thuật cái ông nhìn thấy bên dưới để ‘phục vụ’ cho Tiến: “Đó là một công viên nho nhỏ nhưng xinh xắn với những luống cỏ xanh ở giữa có điểm những bụi hoa soi nhái, mồng gà... có những đoạn đường tản bộ trải sỏi; hai bên là hai hàng cau kiểng...”. Lời kể nhất thời có làm giảm cái đơn điệu tẻ nhạt của cuộc sống trong bốn bức tường hẹp nhưng dần dà Tiến có cảm giác chán nghe cái giọng nói đều đều cố hữu của ông. Càng chán nghe Tiến càng thèm được nhìn trực tiếp bằng đôi mắt của mình. Ngoài cảm giác nhàm chán đã nhen nhúm cảm giác ganh tỵ tự hồi nào và bắt đầu suy nghĩ: Tại sao ngẫu nhiên ông lại ngày ngày được sở hữu cái mà mình thèm muốn? Tại sao mình không được thấy trực tiếp mà phải có ông làm trung gian kể lể? Mình phải chịu tình cảnh này cho đến khi nào? Thế là, trong thâm tâm của Tiến, ông Đoài là vật cản. Có lúc mơ hồ Tiến cảm giác không muốn có mặt ông ta.

Mấy đêm nay, ông Đoài ho nhiều. Ban ngày, tuy giọng nói yếu đi ông vẫn không quên ‘tiết mục tường thuật cuộc sống’, cứ đúng giờ là ông nhìn xuống cửa sổ rồi kể chuyện cho Tiến nghe: “Có một vài người đang ngồi bên băng đá, những đứa bé chơi trò trốn tìm rượt đuổi quanh mấy gốc cây nhỏ cạnh hòn non bộ... Rồi một nhóm khá đông người đi vào công viên, họ đi vào cái hồ tắm ở giữa. Con chó nhảy ùm xuống hồ ngoạm lấy trái banh mang lại cho chủ...”. Giọng nói yếu dần và câu chuyện không mạch lạc chấm dứt nửa chừng khi ông Đoài thiếp đi vì mệt mỏi.

Đầu hôm, ông ho nhiều hơn. Đến khuya ông ho từng đợt rồi co giật. Tiến rùng mình, hình như không ổn rồi. Hơn một lần tay của Tiến đã chạm vào nút gọi y tá nhưng không biết tại sao lại không ấn xuống. Ông Đoài lại co giật, quằn quại, người của ông như muốn rơi ra khỏi giường. Ngón tay của Tiến lại chạm vào nút gọi khẩn cấp nhưng vẫn không chịu ấn xuống. Mãi cho đến khi tiếng ú ớ tuyệt vọng của ông Đoài phát ra rồi lịm dần thì như một cái máy Tiến bấm nút liên lục. Đã quá trễ. Nhiều người chạy đến nhưng không còn cứu được. Họ mang ông đi khi trời chưa kịp sáng.

Hôm sau cô y tá đến dọn hết những gì còn sót lại, vừa làm việc vừa nói với Tiến: “Dĩ nhiên chiều nay tôi sẽ dời ông sang bên này. Dẫu sao thì nhờ bác Đoài mà ông đã thưởng thức được cuộc sống sinh động bên dưới. Chắc là ông sẽ nhớ thương bác Đoài nhiều lắm. Bác Đoài là một người tốt”.

Tiến biết cô y tá nói đúng. Thế nhưng nỗi buồn nhớ một người dưng đã chết làm sao so được với niềm vui đang hiện dần ra trước mắt. Tiến đang tiến đến rất gần cái mà Tiến khao khát. Niềm vui đang chực chờ Tiến. Ánh sáng của niềm vui đã ló dạng và càng lúc càng rõ ràng hơn. Hơn nữa, Tiến đã được tháo bỏ cái niềng cổ rồi.

Chiều hôm đó, cô y tá đẩy chiếc giường của Tiến nằm, đặt song song với khung cửa sổ. Lòng rộn rã vì cũng đã đến giờ ‘tường thuật’ hàng ngày, Tiến hồi hộp xoay người hướng mắt xuống với tất cả những dự tưởng về cuộc sống sinh động bên dưới kia. Khi tâm trạng háo hức đã đạt đến cao độ, Tiến từ từ trịnh trọng mở mắt...

Tiến sững người, bàng hoàng như chợt tỉnh cơn mê. Phía dưới chẳng có gì ngoài tường gạch bê tông của một bãi đậu xe bệnh viện. Hai dòng nước mắt lăn xuống. Thì ra những câu chuyện được giọng nói đều đều mệt nhọc của ông Đoài kể lại suốt thời gian qua chỉ là ‘sáng tác’ để ‘phục vụ’ Tiến. Bây giờ Tiến mới hiểu rõ hơn câu nói của cô y tá: “Dẫu sao thì nhờ bác Đoài mà ông đã thưởng thức được cuộc sống ‘sinh động bên dưới’. Chắc là ông sẽ nhớ thương bác Đoài nhiều lắm...” Những giọt nước mắt vị kỷ này đâu có giá trị gì. Mong sao trong đó có một vài giọt thương tiếc cho người bạn quá cố và một vài giọt ân hận dẫu muộn màng.

Đã có bao lần trong cuộc đời, vì lòng ham muốn vị kỷ mà bạn đã trở nên vô tình, lãnh đạm trước những nỗi khổ niềm đau, kể cả sự an nguy của người khác? Lòng ham muốn khi đó đã che mờ lương tri và làm vẩn đục tâm hồn trong sáng của bạn. Khi bạn đã bị lòng ham muốn ám ảnh thì tất cả những người trên con đường mà bạn muốn đi đều trở thành ‘vật cản’ dù ham muốn đó thật đơn sơ: được nhìn xuống một khung cửa sổ.

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ