Trang chủ > Văn Học > Thơ
Học im lặng
Xem: 2554 . Đăng: 24/01/2021In ấn
Học im lặng
Bốn người bạn thuở xa xưa
Môn sinh trường học trầm tư vùng này
Cùng nhau quán tưởng hàng ngày,
Một hôm cam kết từ nay thi tài
Giữ im lặng thật lâu dài
Bẩy ngày không nói với ai câu nào.
*
Ngày đầu, tốt đẹp biết bao
Bốn người đều tập trung vào suy tư
Giữ cho im lặng như ru
Trầm tư, mặc tưởng ganh đua chuyến này
Nhưng khi gần hết một ngày
Màn đêm buông xuống, đó đây mờ dần
Đèn dầu bỗng chốc chập chờn
Lung linh bóng tối như vờn khắp nơi
Chợt đâu bỗng có một người
Nhịn không chịu nổi cảnh trời nhá nhem
Vội vàng cất tiếng kêu lên
Gọi người giúp việc châm thêm chút dầu
Khơi cho đèn sáng lên mau
Phá màn u ám, xua mầu tối đen.
Người ngồi bên rất ngạc nhiên
Khi nghe tiếng nói nên liền nhắc ngay:
"Bạn ơi phải nhớ hôm nay
Giữ cho yên tĩnh, cả ngày lặng thinh!"
Giọng người thứ ba bất bình:
"Hai anh nói chuyện, quên mình thi đua
Thật ngu biết mấy cho vừa
Giữ cho thanh tịnh tâm tư chút nào!"
Giọng người thứ tư tự hào:
"Ba anh đều nói lao xao cả rồi
Thế là chỉ có riêng tôi
Là người không nói nửa lời mà thôi!"
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(thi hóa, phỏng theo Learning To Be Silent
trong tập truyện 101 ZEN STORIES của Nyogen Senzaki và Paul Reps)
Learning to Be Silent
The pupils of the Tendai school used to study meditation before Zen entered Japan. Four of them who were intimate friends promised one another to observe seven days of silence.
On the first day all were silent. Their meditation had begun auspiciously, but when night came and the oil lamps were growing dim one of the pupils could not help exclaiming to a servant: "Fix those lamps."
The second pupils was surprised to hear the first one talk. "We are not supposed to say a word," he remarked.
"You two are stupid. Why did you talk?" asked the third.
"I am the only one who has not talked," concluded the fourth pupil.
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Phóng rộng tình thương ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1976 xem)
Khi nhìn ( Tường Vân , 1948 xem)
Khỉ từ bi ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1868 xem)
Phước báu hiện tiền ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1860 xem)
Người cho nên cám ơn ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1828 xem)
Tôn chỉ Nối truyền Thích-ca Chánh pháp Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam ( Ni sư Tỉnh Liên , 4244 xem)
Dừng lại để hiểu thêm ( Tường Vân , 3940 xem)
Biết cách nghe ( Tường Vân , 1844 xem)
Trời đã vào Thu ( Tường Vân , 4140 xem)
Đi chùa ( Tường Vân , 3776 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng