Trang chủ > Văn Học > Thơ
Cái lưỡi không xương
Xem: 1178 . Đăng: 28/04/2022In ấn
Cái lưỡi không xương
Ảnh sưu tầm
Ngày xưa, ngày xửa, ngày xưa
Có ông vua nọ vợ vừa chết đi
Trong lòng đau xót kể chi
Tình thương tất cả dồn về cho con
Một nàng công chúa còn son
Khiến vua đỡ cảnh héo hon cung vàng,
Vua sinh ra mỗi mình nàng
Tươi vui, xinh đẹp, dịu dàng, dễ thương.
Một ngày công chúa liệt giường
Ốm đau bệnh hoạn, hết đường thuốc thang
Bao nhiêu thầy thuốc tài năng
Ra công cứu chữa chẳng ăn thua gì;
Xanh xao, hốc hác, li bì
Nàng nằm cung cấm. Bệnh chi lạ đời?
Vua bèn triệu tập khắp nơi
Bao thầy thuốc giỏi đón mời về cung
Họp bàn, tranh cãi tưng bừng
Trăm thầy trăm ý nghe chừng khó xuôi
Cuối cùng giải pháp ra đời:
"Sữa sư tử cái chữa thời khỏi ngay!"
Chao ơi nghe khó khăn thay!
Nào đâu sư tử quanh đây mà tìm
Vua bèn truyền lệnh khắp miền
Ai tìm ra sữa vua liền thưởng cho
Bổng nhiều, lộc lắm, chức to,
Bao người liều mạng nào lo sợ gì
Lùng sư tử, chấp gian nguy
Mong sao kiếm sữa đem về lập công.
*
Có chàng trai trẻ xóm Đông
Đã ham quan chức, lại mong bạc tiền
Nghe tin lặn lội đi liền
Rừng sâu núi thẳm cố tìm sữa kia,
Vài ngày sục sạo hiểm nguy
Gặp ngay sư tử đang đi một bầy
Theo về hang. Nghĩ kế hay
Trộn vào nước uống thuốc này ngủ say,
Cả bầy sư tử lăn quay
Ngủ mê ngủ mệt suốt ngày mãi thôi
Chàng trai cứ việc thảnh thơi
Tìm sư tử cái, sữa thời nặn ra
Nặn xong ôm sữa về nhà
Thoát vùng nguy hiểm thật là êm ru!
Trên đường mang sữa dâng vua
Gốc cây nghỉ mệt chàng vừa lơ mơ,
Có ngài La Hán bất ngờ
Đi ngang nghe tiếng tranh đua khoe tài
Sáu giác quan của chàng trai
Tranh công kịch liệt cãi hoài cùng nhau.
*
Đôi Tai: "Tôi chiếm công đầu
Tai không nghe rõ lệnh sao thi hành
Biết chi mà kiếm loanh quanh
Nghe vua cần sữa ai rành hơn tôi?"
Hai Chân đạp đất trả lời:
"Tai nghe nhưng nếu chân người chẳng đi
Hai chân này cứ đứng ỳ
Làm sao lấy sữa mang về cho vua?"
Láo liên Mắt chẳng chịu thua:
"Các anh nói bậy! Chớ đùa với tôi!
Tai nghe. Chân bước. Đúng rồi
Mắt này nhắm lại, bỏ đời các anh!
Hố sâu lộn cổ bò quanh
Làm sao thấy sữa mà dành công đây?"
Cánh Tay gân guốc cãi ngay:
"Thiếu đi mười ngón tay này của ta
Làm sao vắt được sữa ra
Các anh đừng có ba hoa hợm mình!"
Từ đầu Lưỡi vẫn lặng thinh
Giờ đây nổi trận lôi đình hét vang:
"Im đi! Chớ có làm tàng!
Khinh người rồi chẳng ngó ngàng đến ai
Tưởng ta đồ bỏ, hết xài
Rồi đây sẽ biết lưỡi oai vô cùng!"
Quả nhiên khi tới hoàng cung
Chàng trai dâng sữa, tay bưng ngang đầu
Chợt vua nghe Lưỡi trình tâu:
"Tưởng rằng sư tử ngờ đâu sữa lừa!"
Vua nghe Lưỡi nói bất ngờ
Đang mừng công chúa sắp nhờ thuốc hay
Giờ đây giận giữ ra tay:
"Mang tên bịp bợm tới ngay pháp trường
Chém đầu y để làm gương
Cả gan lừa gạt coi thường cả vua!"
Chàng trai hết sức phân bua
Chẳng tin. Vua mắng: "Chớ đùa cùng ta!"
May thay có vị quan già
Tâu rằng uống thử sữa là biết ngay
Bệnh nhân khỏi, là thuốc hay
Sữa do sư tử ta đây mong chờ
Nếu không khỏi, lúc bấy giờ
Chém đầu chẳng muộn, sẽ đưa pháp trường.
Vua nghe hợp lý mọi đường
Truyền đưa bình sữa cho nàng con yêu
Uống xong bệnh giảm rất nhiều
Vài ngày mạnh khỏe, diễm kiều như xưa.
Vị La Hán vào gặp vua
Kể ra câu chuyện tranh đua bữa nào:
"Giác quan cãi lộn cùng nhau
Lưỡi kia lắt léo nên tâu hại người!"
Vua nay hiểu rõ đầu đuôi
Thưởng công hậu hĩnh chàng trai xóm nghèo.
*
Phật từng dạy: "Các tỳ kheo
Hãy hòa hợp lại cùng theo Đạo mầu
Như là nước, sữa hòa nhau
Như là ánh sáng hòa bầu không gian!"
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
-----oo0oo-----
BÀI LIÊN QUAN
Cò và Cua ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1604 xem)
Công chúa Nhật Quang ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1624 xem)
Tai hại của tham ái ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 4528 xem)
Gần Phật và xa Phật ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 4632 xem)
Ẩn sĩ trong vườn vua ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 3252 xem)
Anh hùng tên "xui" ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1584 xem)
Sư Tử bất cẩn ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 1700 xem)
Ấn sĩ khổ hạnh ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 3588 xem)
Thiên chân Cọp vàng ( Trần Quê Hương , 2520 xem)
Như là mây bay ( Trần Quê Hương , 1936 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng