Trang chủ > PG Việt Nam > Sự kiện
Phát biểu của HT. Giác Toàn trong phiên bế mạc Hội thảo kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN
Xem: 1710 . Đăng: 06/11/2021In ấn
Phát biểu của HT. Giác Toàn trong phiên bế mạc Hội thảo kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN
HT. Giác Toàn
NAM-MÔ BỔN SƯ THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT
Kính bạch chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN
Kính thưa Ban Tổ chức Hội thảo
Kính thưa quý học giả, nhà nghiên cứu và toàn thể cử tọa
Năm nay, Giáo hội kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN, tôi vô cùng hoan hỷ cho sự kiện trọng đại này. Do hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh thành khác, nên chúng ta không thể tổ chức hội thảo tại một địa điểm để trao đổi các vấn đề Phật sự và những vấn nạn còn tiềm ẩn đó đây, nhưng với công nghệ hiện đại, chúng ta có thể thảo luận các vấn đề trực tuyến và tìm ra các giải pháp khả thi cho một Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc là một điều vô cùng quý báu.
Trước nhất, tôi xin bày tỏ niềm hoan hỷ đối với chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội đã tin tưởng giao cho Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam và HVPGVN tại TP.HCM tổ chức hội thảo trực tuyến này. Có thể nói, đây là hội thảo trực tuyến tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chắc chắn tạo nên những hiệu ứng tích cực cho khán thính giả, góp phần xây dựng và phát triển Phật giáo Việt Nam vững bền trong lòng dân tộc.
Hội thảo với chủ đề: “GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM: 40 NĂM HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CÙNG ĐẤT NƯỚC” vô cùng có ý nghĩa nhằm đánh dấu 40 năm GHPGVN được thành lập và đồng hành với đất nước, con người Việt Nam.
Hội thảo có nhiều chủ đề phụ, gắn liền với mạng mạch của Giáo hội và các vấn đề ưu tư trăn trở về một nền Phật giáo Việt Nam mang bản sắc văn hóa và tâm linh Việt Nam đã mở ra các cánh cửa nghiên cứu cho các học giả:
(i) Các phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX;
(ii) Giáo hội Phật giáo Việt Nam và vai trò hộ quốc an dân;
(iii) Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hoạt động an sinh xã hội;
(iv) Văn hóa Phật giáo Việt Nam;
(v) Giáo dục Phật giáo Việt Nam;
(vi) Phật giáo và giáo dục đạo đức;
(vii) Phật giáo và bảo vệ môi trường.
Với 7 nhóm chủ đề trên, mỗi chủ đề đều có 3 phiên diễn đàn do các vị giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu trình bày rất tâm huyết và thuyết phục. Tôi cho rằng đây là một trong các thành công của hội thảo.
Các đóng góp của các nhà Phật học và các học giả sẽ trở thành các tiền đề nghiên cứu nâng cao và chuyên sâu ở góc độ nghiên cứu liên ngành để phát huy thêm nữa những bài học kinh nghiệm của các phong trào chấn hưng PG thế kỷ XX, cũng như những đóng góp to lớn của GHPGVN ở hiện tại và tương lai.
Từ 07:30 sáng đến giờ, suốt 12 tiếng của ngày 04/11/2021, chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội các cấp rất lắng nghe các khuyến nghị của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về các phương diện nhập thế của GHPGVN để PGVN phụng sự đất nước và dân tộc ngày càng hiệu quả hơn.
Bản thân tôi có nhân duyên phụng sự và gắn kết với GHPGVN trong quá trình vận động thành lập Giáo hội, cũng như được đóng góp sức mình trong sự nghiệp đào tạo Tăng Ni tài đức qua Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (cơ sở II) nay gọi là HVPGVN tại TP.HCM từ những ngày đầu tiên thành lập 1984 và với VNCPHVN từ năm 1991, cũng như Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương từ năm tháng đầu tiên. Trong mấy thập niên đồng hành với Giáo hội qua các Ban, Viện; tôi cảm nhận được ân đức của chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội trong các Ban, Viện Trung ương và địa phương. Nhờ đặt nền móng vững chắc của quý Ngài mà các thế hệ tiếp theo đã tiếp tục góp thêm viên gạch xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Nhân buổi bế mạc Hội thảo này, cho phép con nghiêng mình biết ơn trước sự hy sinh cao cả của quý Ngài, chư tiền bối hữu công.
Hội thảo này do Ban Thường trực HĐTS GHPGVN cùng phối hợp với HVPGVN tại TP.HCM và VNCPHVN đồng tổ chức. Tôi vô cùng hoan hỷ và tán dương Ban Tổ chức hội thảo, đặc biệt TT.TS. Thích Đức Thiện, TT.TS. Thích Nhật Từ - Đồng Trưởng ban Tổ chức và Ban Thư ký Hội thảo đã tích cực trong nhiều tháng qua trong việc tiếp nhận các bài tham luận, biên tập thành các ấn phẩm và tổ chức hội thảo thành công như ngày hôm nay.
Lời cuối, thay lời chư Tôn đức Giáo phẩm GHPGVN, kính chúc chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội các cấp, các nhà nghiên cứu, học giả và các giới được nhiều sức khỏe và an lành trong Chánh pháp và thành công trong cuộc đời.
Trân trọng cảm ơn sự lắng nghe của quý vị.
-----ooOoo-----
Nguồn: daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Khai mạc Hội thảo online "GHPGVN: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước" ( Bảo Tiên , 912 xem)
Phát biểu của HT. Thích Giác Toàn trong phiên khai mạc Hội thảo kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN ( Hòa thượng Giác Toàn , 908 xem)
Truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam được thể hiện và phát huy trong mọi giai đoạn lịch sử ( Ngọc Linh – Anh Vũ , 832 xem)
Diễn văn khai mạc Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự ( HT. Thích Thiện Nhơn , 932 xem)
Khai mạc hội thảo khoa học “GHPGVN: 40 năm hội nhập và phát triển cùng đất nước” ( Quảng Hậu, Lương Hoàng , 1152 xem)
TP.HCM: Phái đoàn hệ phái Khất sĩ, pháp viện Minh Đăng Quang và tịnh xá Ngọc Phương viếng vọng tang Đức Pháp chủ GHPGVN ( Phật Sự Online , 2064 xem)
TP.HCM: Văn phòng 2 Trung ương thành kính tưởng niệm Đức Pháp Chủ ( Đăng Huy , 1640 xem)
Lời tưởng niệm Đức Pháp chủ - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ của GHPGVN ( Báo Giác Ngộ , 1024 xem)
Thông bạch đặc biệt của Giáo hội về lễ tang Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ ( Báo Giác Ngộ , 2912 xem)
Tâm Therapy tiếp nối hạnh nguyện trị liệu 0 đồng cho quý Tăng Ni – Mở rộng hoạt động dạy nghề từ thiện đến trẻ em mồ côi sau đại dịch ( Hoàng Giang , 900 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ