Trang chủ > Đức Phật > Phật Thành Đạo

Cảm nghĩ về ngày Đức Phật thành đạo

Tác giả: Liên Phương.  
Xem: 10375 . Đăng: 27/01/2015In ấn

Cảm nghĩ về ngày Đức Phật thành đạo

 

Thời gian cứ thấm thoát trôi, xuân qua, hạ về, thu đi, đông tới. Mùa đông về, có một ngày mà tất cả những người con Phật chúng ta không thể không nhớ, đó là ngày mùng tám tháng Chạp. Ngày mà cách đây trên 25 thế kỷ, có một bậc vĩ nhân đã phá vỡ tất cả những cột kèo vô minh sanh tử, chứng đắc tam minh, lục thông trở thành một vị Phật toàn giác. Rồi hôm nay, ngày ấy lại về theo chu kỳ của thời gian, chúng ta lại bồi hồi nhớ lại những giờ phút linh thiêng ấy, và trong tâm trí của mỗi người con Phật chắc không khỏi suy tư về bổn phận của nghĩa vụ của mình trong đời sống tu tập. Phải làm như thế nào để không hổ thẹn là đệ tử của Bậc giác ngộ? Vậy chúng ta phải tu làm sao để được trí tuệ viên mãn như đấng Từ Phụ?

Trong thời đại khoa học văn minh ở thế kỷ 21 này, cuộc sống tu tập của người con Phật không còn phải vất vả lo toan về tứ sự ăn, mặc, ở, bệnh. Đó là những điều rất thuận lợi trên bước đường tu học. Ngày xưa thời Phật tại thế, chư vị Tỳ-kheo phải đi khất thực, tu tập độc cư trong rừng rất vất vả, thế mà các Ngài đều chứng A La Hán. Còn bây giờ, quả vị chứng đắc đối với chúng ta thật quá xa vời. Tại sao thế? Lương tâm ta tự hỏi có phải chăng vì vật chất quá đầy đủ đã trói buộc, để chúng ta không được giải thoát? Tại vì sự tu tập chưa được rốt ráo, hay vì nghiệp chướng nặng nề quá mà không chứng đắc được? Biết bao nhiêu cái tại và bị đã làm cho quả Bồ đề của chúng ta không đơm hoa kết trái?

Tổ Quy Sơn có dạy: “Vô thường lão bệnh, bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế”. Nghĩa là vô thường, già, bệnh không hẹn với ai cả, sớm còn tối mất, trong một sát na là đã qua đời khác. Thật vậy, đời người quá ngắn ngủi, chỉ trong một hơi thở mà thôi. Chúng ta mang được thân người, có đại nhân duyên xuất gia làm đệ tử Phật mà không ghi nhớ những lời đức Phật dạy tu tập cho được rốt ráo, để khi vô thường đến thì chẳng biết về đâu. Cổ đức dạy rằng:

Chớp nhoáng là xong hết một đời

Không mau thức tỉnh hỡi ai ơi

Vô thường định luật ngàn xưa đó

Nghiệp báo trả vay mãi chẳng rời.

Biển khổ trần ai nhiều cạm bẫy

Sông mê lặn hụp phải chơi vơi

Tử thần réo gọi giờ đang đến

Hối hận, hỡi ôi! Uổng kiếp người.

Trong kinh Di giáo, đức Phật dạy rằng: “Này các thầy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực một cách thường trực, tinh tấn mà tu tập, đừng để đời mình chết đi một cách vô ích và sau này phải lo sợ hối hận. Ta như vị lương y, biết bịnh mà nói thuốc, còn uống hay không, không phải lỗi của vị lương y”. Thuốc giải thoát đã có mà vì chúng ta không chịu uống hay chỉ uống một phần nào mà thôi. Vì thế cho nên năm tháng trôi qua, bệnh tình không thuyên giảm mà ngày còn trầm kha. Nếu đã quyết định không chấp nhận giao phó cuộc đời cho bệnh tật thì chúng ta cần phải nên tinh tấn hơn bao giờ hết.

Nỗ lực ngày đêm chẳng biếng lười

Cần cầu giải thoát biển chơi vơi

Nương thuyền Bát Nhã sông mê vượt

Mượn đuốc tuệ Không chiếu khắp nơi

Rễ má rối bời siêng dọn dẹp

Dây mơ chằng chịt chặt cho rời

Đạo kia muốn được bền dai sức

Trường viễn bao năm chớ bỏ lơi.

Đức Phật là một vị đông cung thái tử sẽ kế vị ngôi vua, sống trong cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con xinh,… Cuộc sống nào hưởng dục lạc đầy đủ bằng cuộc sống của một vị đế vương, mà sao thái tử Tất Đạt Đa không tìm thấy hạnh phúc vĩnh cửu trong cung thành Ca Tỳ La Vệ? Vì đó là một cuộc sống bị sự chi phối của luật vô thường, cho nên sau khi nhìn thấy cảnh sinh, già, bệnh, chết Ngài quyết định từ bỏ tất cả, ngay cả ngai vàng để đi tìm một chân lý tối thượng, một hạnh phúc không còn bị luật vô thường chi phối.

Sau 11 năm nhiều gian truân thử thách, tham vấn học hỏi từ nhiều vị đạo sư, trải qua nhiều phương pháp tu khổ hạnh, ép xác. Ngài thệ nguyện ngồi dưới cội cây Tất-bát-la cho đến khi chứng đạo. Suốt 49 ngày đêm miên mật thiền định, Bồ-tát đã phá tan ngôi nhà vô minh, khi sao mai vừa mọc. Ngày mà Đại địa chấn động sáu cách để đón chào một vị Phật xuất thế, chư Thiên hoan hỷ tán hoa cúng dường. Ngày lịch sử nhân loại không thể nào quên, đó là ngày mùng 8 tháng 12 năm.

Thật vĩ đại thay, Đấng Toàn Tri, Toàn Giác đã xuất hiện ở thế gian để đem lại lợi ích cho chư Thiên và loài người. Ngài để lại cho nhân loại một kho tàng chân lý vô cùng quý báu. Chân lý ấy vẫn mãi mãi sáng ngời và tỏa khắp năm châu. Vinh hạnh thay cho chúng ta được mang họ Thích, được làm đệ tử của Ngài.

Lời di huấn cuối cùng trước khi nhập diệt của Đấng Từ Phụ tại rừng Ta-la, xứ Câu Thi Na trong Kinh Đại Bát Niết Bàn có đoạn: “Này Tỳ-kheo, nếu có chánh niệm, có năng lực vững mạnh, thì dẫu vào trong đám giặc ngũ dục, cũng không bị sát hại, tựa như chiến sĩ lâm trận mà mặc áo giáp dát đồng, thì không còn sợ hãi gì nữa”. Vậy chúng ta phải trang bị cho mình một áo giáp bằng kim loại thật cứng chắc để đi vào thế gian mà không bị thế gian hóa. Cuộc sống tu tập của người tu sĩ nếu quá bận rộn với những công việc lăng xăng bên ngoài thì chánh niệm tỉnh giác sẽ bị xao lãng, từ đó chúng ta vẫn bị khổ đau chi phối, vẫn buồn vui, sợ hãi, tính toán, những vọng tưởng bâng quơ, vẫn nhảy múa khi tâm không chánh niệm, thế thì làm sao được giải thoát. Đâu rồi chí nguyện ban đầu của bậc đại trượng phu?

Ngày thành đạo của bậc Chánh Đẳng Giác lại về, nhắc nhở chúng ta, mỗi người đệ tử của Ngài phải phản quan lại mình. Hoài bão của người con Phật là phải tiếp nối ánh sáng trí tuệ để ngọn đuốc giác ngộ mãi mãi sáng ngời khắp bốn bể, năm châu. Nhiệm vụ của chúng ta là thực hành theo lời dạy của đức Phật để đạt được mục tiêu tối hậu của đời mình, đồng thời cứu độ chúng sanh. Vì vậy, để thực hiện hoài bão ban đầu, để xứng danh là người đệ tử Phật, chúng ta cần phải làm sao để có được an lạc, cần phải thăng hoa trong đời sống tu tập, phải biết dừng lại để soi chiếu nội tâm, tỉnh giác trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh để xây dựng cho mình một cảnh Niết Bàn ngay trong cuộc sống hiện tại này.

Đứng nhìn ánh chiều tà

Trong lòng lại xót xa

Tử sanh chưa đoạn được

Đường về luôn thiết tha.

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023

Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ