Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp

Rải tâm từ tăng thêm phước đức

Tác giả: Quảng Tánh.  
Xem: 422 . Đăng: 10/02/2025In ấn

Rải tâm từ tăng thêm phước đức

 

GNO - Phước đức là chất liệu quan trọng nâng đỡ cuộc sống chúng ta. Người Phật tử tin sâu nhân quả , lấy phước đức làm nền tảng. Dân gian cũng đúc kết kinh nghiệm “có đức mặc sức mà ăn”.

 

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1283 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1283 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

 

Muốn có phước đức thì cần siêng năng tạo phước và vun bồi hạnh đức. Nhân duyên tạo phước vốn dĩ rất nhiều, luôn có mặt quanh ta. Có điều, con người do không biết cách tạo phước hoặc biết mà xem nhẹ không làm nên bỏ rơi nhiều cơ hội tích phước.

“Một thời Đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có ba phước nghiệp này. Sao gọi là ba? Thí là phước nghiệp, bình đẳng là phước nghiệp, tư duy là phước nghiệp.

- Sao gọi thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bố thí Sa-môn Bà-la-môn, người bần cùng, người cô độc, người lang thang; ai cần thức ăn cho thức ăn, cần nước uống cho nước uống, quần áo, đồ ăn thức uống, giường chiếu, ngọa cụ, thuốc trị bệnh, hương hoa, ngủ nghỉ, tùy theo nhu cầu không gì luyến tiếc. Đây gọi là nghiệp phước bố thí.

- Sao gọi thí là phước nghiệp? Nếu có một người mở lòng bố thí Sa-môn Bà-la-môn, người bần cùng, người cô độc, người lang thang; ai cần thức ăn cho thức ăn, cần nước uống cho nước uống, quần áo, đồ ăn thức uống, gường chiếu, ngọa cụ, thuốc trị bệnh, hương hoa, ngủ nghỉ, tùy theo nhu cầu không gì luyến tiếc. Đây gọi là nghiệp phước bố thí.

Lại rải tâm từ trải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới, trải khắp trong đó, vô lượng, vô hạn, không thể cùng, không thể tính kể; rải tâm từ này phủ khắp tất cả, mong cho được an ổn. Lại rải tâm bi, hỷ, xả trải khắp một phương, hai phương, ba phương, bốn phương cũng như vậy; tám phương trên dưới, tất khắp trong đó, vô lượng, vô hạn, không thể tính kể; rải tâm bi, hỷ, xả này tất khắp trong đó. Đó gọi là bình đẳng là phước nghiệp.

- Sao gọi tư duy là phước nghiệp? Ở đây, Tỳ-kheo tu hành niệm giác chi, y vô dục, y viễn ly, y diệt tận, y xuất yếu; tu trạch pháp giác chi, tu hỷ giác chi, tu khinh an giác chi, tu định giác chi, tu xả giác chi; y vô dục, y viễn ly, y diệt tận, y xuất yếu. Đó gọi tư duy là phước nghiệp.

- Như vậy Tỳ-kheo, có ba phước nghiệp này”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, chương Ba pháp, phẩm 21. Tam bảo, kinh số 2)

Theo lời Phật dạy, có ba phương diện chính yếu tạo ra phước đức. Trước hết là thí xả (thí phước nghiệp), kế đến là giữ giới và phát triển bốn tâm vô lượng (bình đẳng phước nghiệp), sau cùng phát huy trí tuệ hướng đến giác ngộ và giải thoát (tư duy phước nghiệp).

Đặc biệt ở pháp thoại này là tu tập bốn tâm vô lượng từ, bi, hỷ, xả để tăng trưởng phước đức. Bốn tâm vô lượng này ai cũng có, ẩn tàng trong tâm nhưng bị phiền não che lấp. Chỉ cần mở lòng, rải tâm yêu thương đến khắp mười phương, mong cho tất cả đều an ổn, hạnh phúc, tốt đẹp. Khi lòng từ được nuôi lớn, cứu giúp được thực thi, hoan hỷ và xả buông đồng có mặt. Ngay đó, phước đức được đong đầy.

Yêu thương, cứu giúp trong niềm hoan hỷ và xả buông là những chất liệu quan trọng để thiết lập bình an cho mình và người. Bốn tâm này có mặt trong nhau nên chỉ cần yêu thương là mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp. Từ bi là một phẩm tính cao thượng, không chỉ hóa giải xung đột, hận thù mà còn mang đến nhiều phước báo. Vì thế, người con Phật muốn tăng trưởng phước đức cần phát huy từ, bi, hỷ, xả.

Quảng Tánh/Báo Giác Ngộ

-----ooOoo-----

Nguồn: www.giacngo.vn

BÀI LIÊN QUAN

Ý nghĩa Tiêu tai kiết tường thần chú  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 4340 xem)

Thấy ra sự thật  ( Diệu Liên Lý Thu Linh Chuyển Ngữ/ Báo GIác Ngộ , 3128 xem)

Lời dạy Tăng Ni của Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu  ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 3600 xem)

Chiếc áo không làm nên nhà sư  ( Tâm Nhãn , 2704 xem)

Nhập Không môn vào thế giới Phật  ( HT.Thích Trí Quảng , 2524 xem)

Mùa xuân của người tu  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 7316 xem)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng giảng về ý nghĩa cầu an  ( HT.Thích Trí Quảng , 5032 xem)

Hòa thượng Thích Trí Quảng: Xả bỏ tham cầu mới có bình an thực sự  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 3988 xem)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nói về Niềm tin và lòng thành hướng về Phật Dược Sư  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 6324 xem)

Ngũ Uẩn  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 5304 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ