Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp
Bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng: Ngăn chặn tâm viên ý mã
Xem: 4374 . Đăng: 04/07/2021In ấn
Bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng: Ngăn chặn tâm viên ý mã
GNO - Mỗi đạo tràng an cư có cách hướng dẫn riêng và pháp hành trì khác nhau, nhưng đều mang mục tiêu chung là tập hợp lại để trao đổi kinh nghiệm tu, khám phá được cái hay của bạn đồng tu và khắc phục nhược điểm của riêng mình.
Tôi còn nhớ cố Hòa thượng Thích Đạt Hảo, Thành viên Hội đồng Chứng minh, lúc sanh tiền, ngài đã viết hai câu đối nhờ tôi chuyển đến các trường hạ. Ngài dạy rằng:
Tam ngoạt an cư đình ý mã
Cửu tuần tu học định tâm viên.
Hòa thượng Thích Trí Quảng thuyết giảng tại Hạ trường cấm túc an cư chùa Huê Nghiêm |
Mỗi đạo tràng an cư có cách hướng dẫn riêng và pháp hành trì khác nhau, nhưng đều mang mục tiêu chung là tập hợp lại để trao đổi kinh nghiệm tu, khám phá được cái hay của bạn đồng tu và khắc phục nhược điểm của riêng mình. Một trong những điểm xấu cần hạn chế trong ba tháng an cư, chín tuần tu học mà Hòa thượng nhắc nhở chúng ta là tâm viên, ý mã.
Theo lời Phật dạy, sự hiện hữu của con người phát xuất từ vô minh. Vô minh sanh ra vọng động và vọng tâm đối cảnh sanh ra vọng thức. Vọng tâm và vọng thức, cả hai đều thuộc về nghiệp. Vọng tâm lăng xăng nghĩ tưởng đủ thứ không ngừng ví như con khỉ leo trèo nhảy nhót không biết chán; ý thức chạy rong không bờ bến giống như con ngựa.
Trên bước đường tu, chúng ta phải tìm cách để dừng tâm lại, vì tâm khởi lên là vọng, nhưng dừng lại được là chân. Tuy nhiên, muốn dừng vọng tâm, phải dừng cảnh trước. Vì vậy, chúng ta an cư, không đi ra ngoài, không tiếp xúc thì tránh được phiền não, tức vọng tâm không có điều kiện để sanh khởi.
Theo tinh thần Đại thừa, khi khởi niệm là vọng. Trong vọng tâm có thiện và ác. Người chấp pháp không cho khởi niệm, nên không vọng động, nhưng họ không động, không khác gì cây khô củi mục, trơ như đá, chẳng biết gì. Trái lại, hành giả Đại thừa biết phân ra niệm tâm ác và niệm tâm thiện. Nếu khởi lên niệm ác sanh phiền não nhiễm ô, phải đoạn. Nếu là vọng niệm thiện, hành giả không đoạn, mà còn nuôi dưỡng nó như phương tiện, coi đó là pháp hành trì của hành giả. Thí dụ khi quý vị nghe pháp, pháp đó đều là vọng, huyễn. Tuy nhiên, nhờ huyễn này, chúng ta dừng tâm lại, không cho nó chạy rong theo nghiệp ác của phàm phu.
Dừng tâm để lắng nghe, suy nghĩ lời Phật dạy, tâm chúng ta thanh tịnh hóa lần trong pháp Phật, vì pháp Phật có công năng tẩy rửa lòng trần. Như vậy, đem pháp Phật vào tâm là phương tiện dùng thiện để xóa tâm ác, bấy giờ chúng ta nhìn đời qua thiện tâm hay đôi mắt đại bi. Khi nghe pháp xong, chúng ta trao đổi với bạn đồng tu về áo nghĩa tiềm ẩn trong kinh, đó cũng là vọng, nhưng vọng này thuộc thiện.
Tuy tu vọng, mà lại tác động thiện cho chúng ta. Từ đó, chúng ta gặp bạn ý hợp tâm đầu trong pháp, tự thấy lòng an vui, thanh tịnh. Và nhờ trao đổi kinh nghiệm tu, ta lại phát hiện nhân tố tốt nào đó, tức vọng đã tác động cho chơn của ta. Trong cuộc sống tu hành, điều này rất quan trọng.
Từ chỗ thấy nghe điều thánh thiện, làm chất xúc tác cho tâm trở thành tốt, an lạc, đó là vọng của thiện. Tâm an lạc này giúp hành giả dễ vào định. Thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà cũng lấy an lạc làm kiểu mẫu chánh.
Dừng tâm lăng xăng theo việc đời tội lỗi để sự tác động tâm tốt đúng như pháp tăng trưởng, không phải dừng tâm cho thành gỗ đá. Chúng ta ngồi thiền để thân tâm thành vô động và sau cái không động, nắm bắt được kết quả lợi lạc gì cho hành giả, mới thực sự quan trọng.
Theo Giáo sư Motai, Đức Phật ngồi thiền trong 49 ngày, người đời thấy Phật ngồi vô động, nhưng bấy giờ, Ngài đã chi phối toàn vũ trụ. Hào quang tỏa sáng tam thiên đại thiên thế giới, trời Phạm phải mang hoa báu đến cúng dường, ma phải cúi đầu khiếp sợ.
Dừng ý mã của ta tức những cái chạy rong không cần thiết, bấy giờ mới phát huy cái cần thiết bên trong. Dừng suông không lợi ích gì. Tâm lăng xăng, ham muốn, vọng tình cắt bỏ và phát huy cùng cực cái thiện. Thiện ấy ảnh hưởng đến tâm đại chúng, khiến họ thanh tịnh theo. Chúng ta thường thấy người tu cao, đức hạnh, chỉ ngồi yên mà lực của họ nhiếp phục mọi người ở khắp mọi nơi.
Bước thứ nhất dừng vọng thức, vọng tâm tội lỗi, tiến sang giai đoạn hai, hoạt động hoàn toàn trong tâm. Người thấy hành giả không làm gì, vì hoạt động trong đầu, trong tim, làm sao họ biết được. Đối với người tu, hành xử đó mới thực sự quan trọng.
Nhờ đã đọc sách, nay ngồi yên, phân tích được việc hay dở, đáng làm hay không nên làm, nơi nào cần đến làm đạo, nơi nào chưa thuận tiện. Trong tâm trí nhận rõ những điều ấy rồi, hành giả khởi lòng từ bi đến cứu giúp người, nghĩa là trí tuệ chỉ đạo cho lòng từ bi.
Tăng Ni cần dừng ngay ác vọng tâm, nhất là trong mùa an cư, chúng ta có đầy đủ điều kiện thực hiện pháp tu này. Khi chấm dứt an cư, mới thấy ác nghiệp dễ sanh ra từ vọng tâm. Thật vậy, vì có tiếp xúc, nhưng chưa có tâm định, chưa có tâm đại bi, phiền não sanh khởi ngay.
Muốn cắt bỏ ác tâm vọng và ý sai lầm để đi sâu vào thiền định, theo tôi cách dễ tu nhất là đem pháp Phật vào lòng. Bản thân tôi vẫn áp dụng pháp này. Một ngày tôi thường dành thì giờ đọc sách, an trụ trong pháp Phật, tôi cảm nhận an lạc vô cùng. Hưởng được sự an lạc với pháp, tâm đâu còn muốn tìm cầu cái gì khác nữa. Đọc sách, tìm hiểu và mang vào suy tư trong thiền định thì thiền mới có ý nghĩa. Không học, không đọc, không biết, vào thiền làm gì.
Trên bước đường tu, chúng ta phải tìm cách để dừng tâm lại, vì tâm khởi lên là vọng, nhưng dừng lại được là chân. Tuy nhiên, muốn dừng vọng tâm, phải dừng cảnh trước. Vì vậy, chúng ta an cư, không đi ra ngoài, không tiếp xúc thì tránh được phiền não, tức vọng tâm không có điều kiện để sanh khởi.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
Trong mùa an cư, tôi luôn đọc những bộ kinh Đại thừa, khi bắt gặp được yếu chỉ kinh, tâm gắn liền với ý Phật dạy và tôi mang điều tiếp thu ấy vào thiền định. Bấy giờ, ngồi yên, có cái để quán tưởng. Nhờ tập trung nghĩ về đề mục, tâm tự nhiên tỉnh táo, an lạc, sáng suốt lạ thường. Khi đang triền miên với dòng suy tư, kiểng đổ báo hiệu chấm dứt giờ thiền, tôi còn luyến tiếc, đem về phòng dòng tư tưởng đang còn dở dang, tiếp tục vào sống trong thế giới hỷ lạc ấy.
Thiết nghĩ, thể nghiệm pháp bằng tất cả nhiệt tâm như vậy, huệ vô lậu chưa phát sinh, thì sự hiểu biết cũng phải phát triển. Trái lại, nghe tiếng kiểng vội xách áo chạy, hoặc trước khi thiền, sự cãi vã tán gẫu còn tồn đọng trong lòng chưa giải tỏa. Tu theo kiểu đó, chắc chắn phiền não, nghiệp chướng tăng. Vì vậy, tuy cùng một pháp tu mà người đạt thanh tịnh giải thoát, người lại rơi vào tà đạo, tội lỗi.
Khi tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, tôi đều cân nhắc, suy nghĩ xem pháp này nhằm mục tiêu gì, ứng dụng đúng sẽ được lợi lạc nào. Theo tôi, trước khi tu sửa tâm, cần điều chỉnh thân trước. Chúng ta tọa thiền, tụng kinh, lễ sám..., nói chung, dù tu pháp nào, cũng phải điều chỉnh sao cho thân không mệt mỏi sanh bệnh. Lạy Phật nhẹ nhàng, thanh thản, không đổ mồ hôi, hơi thở không dồn dập. Tụng kinh lâu không khô cổ, khan tiếng, mệt. Ngồi thiền lâu, không mỏi mệt, nhức đầu, tê chân. Càng tọa thiền càng sáng suốt, dịu dàng. Tu lâu, ăn uống ít, đơn sơ vẫn khỏe. Đó là những kết quả của sự hành trì đúng pháp, mang lại mạnh khỏe cho thân.
Trong ba tháng an cư, Tăng Ni điều chỉnh cơ thể sao cho thích hợp với sinh hoạt tu hành ở trường hạ. Sống hòa hợp với pháp lữ đồng tu, nhận được cảm tình tốt của họ. Tiến xa hơn, trải tâm từ đối với các loài chúng sanh, hài hòa cùng thiên nhiên. Tất cả những kết quả này là hàng rào tốt giúp ta ngăn chặn sự sanh khởi của tâm viên, ý mã.
Trụ tâm, an trú trong pháp Phật, con đường dẫn đến hạnh phúc chân thật của hàng sứ giả Như Lai. Cầu mong Tăng Ni thành tựu pháp hỷ lạc này trong mùa an cư.
Hòa thượng Thích Trí Quảng
-----ooOoo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Tam vô lậu học ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 3988 xem)
Thượng tọa Thích Giác Dũng: "Giới luật cần được dạy cho tất cả mọi người" ( Nguyễn Cường , 5356 xem)
Vô ngã là Niết bàn ( Hòa thượng Thích Thiện Siêu , 4008 xem)
Đừng kẹt Tích môn ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 4272 xem)
Đức Phật luôn gia hộ cho chúng ta ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 4780 xem)
Thiền của bà nội trợ ( Sơn Ý , 2148 xem)
Tranh chăn trâu Đại thừa ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 2716 xem)
Tranh chăn trâu Thiền tông ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 15232 xem)
Ý nghĩa của nghi lễ Tắm Phật ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5000 xem)
Ý nghĩa lễ tắm Phật ( TT. Thích Lệ Trang , 5052 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng