Trang chủ > Đức Phật > Phật Đản
Đản Sanh của Đức Phật
Xem: 8942 . Đăng: 09/05/2019In ấn
TRÍ TUỆ CỦA THIỀN NGỘ
TẮC THỨ 31: ĐẢN SANH CỦA ĐỨC PHẬT
Tác giả : Ân Sơn
Người dịch : Tuệ Liên – Hải Liên
Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ cổ vào thế kỷ thứ V, VI trước công nguyên, vị sáng lập là Vương tử Tất Đạt Đa Kiều Đạt Ma tức đức Phật Thích Ma Mâu Ni ở nước Ca Tỳ La Vệ thuộc nước Nepal ngày nay. Thời kỳ đó tương đương với thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc, đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đức Khổng Tử của Trung Quốc gần như là những nhân vật cùng một thời đại.
Thời kỳ Vương Tử Tất Đạt Đa sáng lập ra Phật giáo, là thời kỳ mà các nước Ấn Độ lúc bấy giờ liên tục tiến hành các cuộc chiến tranh, giữa bốn đẳng cấp Bà La Môn, Sa Đế Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La của toàn xã hội Ấn Độ cũng nảy sinh xung đột về kinh tế, chính trị, xã hội rối loạn nhiễu nhương, giữa lúc những mâu thuẫn về dân tộc và giai cấp vô cùng gay gắt ấy, đại vương tử Đất Đạt Đa dự cảm được vương triều khó khánh khỏi kết cục bị tiêu diệt, hiểu thấu sự vô thường biến hóa của thế gian, cảm thông sâu sắc rằng nhân loại đang sống trong khổ nạn, suốt đời bị phiền não vây khốn. Là một Vương tử cuộc sống của Ngài sung túc thoải mái, lại có được sự giáo dục văn hóa cao, đọc qua rất nhiều kinh điển Phệ Đà, nhưng tất cả những điều kiện ưu việt đó, cũng không thể giúp Ngài dẹp trừ được phiền não, đạt được sự giải thoát về tinh thần. Thế là năm 29 tuổi, bất chấp sự ngăn cản của vua cha, Ngài kiên quyết từ biệt vợ con, vứt bỏ vương vị, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca sa, xuất gia tu hành. Xuất gia rồi, Vương tử nỗ lực cầu mong tìm được phương pháp giải trừ phiền não. Đầu tiên, Ngài đến tu hành tại rừng Khổ Hạnh với tiên nhân Bạt Già, trải qua tất cả các phương pháp khổ hạnh dày vò thân thể, để cầu được giải thoát tinh thần. Nhưng, hoàn toàn không thể đạt được kết quả, Ngài không đồng ý với phương pháp tu tập này, chỉ ở lại một đêm rồi bỏ đi. Sau đó, Ngài qua phía Nam sông Hằng, đi đến thành Vương Xá thủ đô nước Ma Kiệt Đà, đi theo một vị thờ phụng phái Số Luận là A-la-la-ca-la-ma-hòa-úc-la-ca-la-ma-tử để tu tập thiền định, nhưng Ngài vẫn cho rằng không thể đạt đến sự giải thoát chân chánh. Thế là, Ngài lại đi đến rừng Khổ Hạnh ở núi Già- các tiếp tục tiến hành tu luyện khổ hạnh.
Truyền thuyết nói rằng: “mỗi ngày Ngài chỉ ăn một hạt mè và một hạt gạo”, mài dũa thân thể, tu hành khổ hạnh bên bờ sông Ni-liên-thiền, trải qua sáu năm. Nhưng kết quả chỉ uổng công mà chẳng có kết quả gì. Cuối cùng, Ngài hiểu ra rằng khổ hạnh là vô ích, bởi vì chấp trước vào khổ hạnh, làm khổ thân thể mà mong được giải thoát, chỉ là chấp chặt vào thân thể. Việc lớn giải thoát không phải dùng thân thể chịu khổ mới có thể đạt được, mà phải quên đi thân thể mới có thể đạt được; chấp trước vào khổ hạnh, vẫn chưa thể quên đi thân thể, tâm không thể nào thanh tịnh được; tâm không thanh tịnh, thì tất cả những ô uế không thể tiêu trừ; ô uế không thể tiêu trừ, làm sao có thể đi đến đại đạo giải thoát? Sau khi Vương Tử hiểu ra khổ hạnh là vô ích, Ngài liền xuống dòng Ni-liên-thiền tắm gội cấu uế tích tụ sáu năm, sau đó lại thọ lãnh một bát cháo sữa do người phụ nữ chăn cừu cúng dường, bồi dưỡng thân thể, khôi phục khí lực. Sau khi Vương Tử đã khôi phục khí lực, ngài hoàn toàn xả bỏ công việc tìm cần con đường giải thoát, Ngài lại một mình rời khỏi rừng sâu, vượt qua sông Ni-liên-thiền, đến bên cạnh một núi nhỏ của dãy núi Già-da, ngài nhìn thấy một cây Bồ đề xum xê, liền đến ngồi kiết già dưới gốc cây, thân tâm đoan nghiêm, tĩnh tọa tư duy, quyết tâm tìm ra con đường giải thoát chân chánh, và phát thệ nguyện rằng : “Nay nếu ta không chứng được đại bồ đề vô thượng (giác ngộ) thì thà bỏ thân nơi đây, chứ quyết không đứng dậy khỏi chỗ này”. Trải qua bảy ngày bảy đêm (có thuyết nói 49 ngày), Vương Tử cảm thấy trong tâm bình tĩnh, tất cả phiền não không còn sanh khởi nữa. Cuối cùng Ngài ngộ được “phiền não tức bồ đề”, chứng thành Phật đạo, lúc đó Vương tử 35 tuổi, từ đó mọi người tôn xưng Vương tử là “Phật Đà”, hay là “Phật”, nghĩa là vị đã giác ngộ chân lý. Vì Vương Tử là người của dòng họ Thích Ca, sau khi thành đạo, mọi người tôn xưng ngài là Thích Ca Mâu Ni, nghĩa là “Thánh nhân của dòng họ Thích Ca”, tín đồ Phật giáo quy y theo Ngài tôn xưng Ngài là Thế Tôn, Thích Tôn.
Sau khi đức Phật giác ngộ thành đạo, để giúp người khác hiểu được học thuyết tư tưởng của Ngài, Ngài đã bắt đầu hoạt động truyền giáo trong thời gian dài 45 năm. Ngài qua lại hai bên bờ sông Hằng, thu nhận nhiều đệ tử, tại vườn Lộc Uyển ngoài thành Ba-la-nại, Ngài đã trao truyền Phật pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, tiếp nhận họ làm năm vị đệ tử đầu tiên, lần thuyết pháp này, Phật giáo gọi là “Sơ chuyển Pháp Luân”. Sau đó Ngài lại thu nhận Da Xá, hai anh em Ca Diếp, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên… và rất nhiều người thân của Ngài như Đề Bà Đạt Da… làm đệ tử, con trai của ngài là La Hầu La, di mẫu là Ma-ha-ha-xà-ha-đề đều gia nhập Phật giáo. Sau đó thế lực ngày càng rộng lớn, tập hợp thành tổ chức tín đồ Phật giáo - Tăng đoàn, rất được vương tộc và hào phú giúp đỡ. Hào phú, quốc vương, thương nhân đã dâng cúng tinh xá Kỳ Viên, tinh xá Trúc Lâm… cho Ngài làm đạo tràng thuyết pháp. Đức Phật đã chọn nhiều phương thức linh hoạt đa dạng, dùng kệ tụng, lời lẽ, kể chuyện, thí dụ vấn đáp … để tuyên truyền Phật pháp một cách rộng rãi, không chỉ bản thân hoằng pháp mà còn bảo đệ tử hoằng pháp, từ đó làm cho Phật giáo truyền bá rộng rãi trong xã hội.
BÀI LIÊN QUAN
TƯGH ra thông bạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2563 ( Hoàng Diệu , 6368 xem)
Thông điệp đại lễ Phật đản PL.2562 ( Hòa thượng Thích Phổ Tuệ , 6816 xem)
Diễn văn Phật đản Phật lịch 2562 ( Hòa thượng Thích Thiện Nhơn , 6324 xem)
Ý nghĩa Phật Đản PL.2562 ( Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm , 4080 xem)
Rằm tháng tư Phật ra đời ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 6348 xem)
Rằm tháng tư Phật ra đời ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 5060 xem)
Đò qua sông nghiệp ( Hoàng Như Nguyệt , 5032 xem)
Đại lễ Phật đản, tưởng niệm Bồ-tát Thích Quảng Đức ( Giao Hảo , 8432 xem)
Thông Điệp Đại Lễ Phật Đản PL.2561 Của Đức Giáo Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ( Hòa thượng Thích Phổ Tuệ , 4112 xem)
Diễn Văn Phật Đản PL.2561 - DL.2017 ( Hòa thượng Thích Thiện Nhơn , 4344 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng