Trang chủ > PG và Các Ngành > PG và Y học
Tập thử xét nghiệm
TẬP THỬ XÉT NGHIỆM
Nhịp sống đang an yên bỗng dưng dịch bệnh bùng phát, tinh thần con người ít nhiều đều bị chi phối, khiếm an. Những tháng ngày ngồi yên giữa dịch bịnh, mọi người tìm mọi cách để bảo toàn sức khỏe tính mạng. Các bài thuốc hay từ Nam, Tây, Bắc đầy chật trên mạng xã hội để chống dịch bệnh, hoặc rủ nhau xét nghiệm phòng ngừa đối với người có tính lo xa. Sự an lạc nơi tâm hồn cũng thế, muốn vững bền phải ra công chăm sóc, giống như việc chúng ta giữ gìn thân thể vật chất vậy. Hàng ngày, phải siêng năng tìm ra những phương thuốc có thể chữa lành hoặc ít nhất cũng xoa dịu những cơn đau mỗi khi tham giận, si mê sanh khởi. Muốn được như thế, ta phải thường xuyên “Xét nghiệm Tâm” như việc mỗi nữa năm xét nghiệm lục phủ, ngũ tạng. Công việc dành cho Tâm thì phải nghiêm ngặt không gián đoạn, sau khi “Xét nghiệm Tâm” nhận kết quả, chuẩn đoán bịnh rõ ràng bắt đầu tìm thuốc thích hợp điều trị.
Đức Thế Tôn chỉ cho chúng ta nhiều bài thuốc đặc trị Tâm. Nhưng vì thuốc đắng quá nên người ta không dùng, nghi ngờ thuốc, nghi ngờ người cho thuốc, người chỉ thuốc, bịnh nghi ngờ hoang tưởng nầy được Đức Phật trình bày ở bản Kinh Tâm Hoang Vu ( Kinh số 16, Trung Bộ Kinh). Bịnh chúng sanh rất nặng như: a/ quỳ xuống lạy Phật cầu xin không toại nguyện, tâm khởi lên nghi Phật không có niềm tin tịnh tín bất động. b/ đối trước kinh sách, Pháp bảo chưa hiểu cũng nghi ngờ, do dự không quyết đoán. c/ đối diện chúng thanh văn đệ tử Phật cũng sanh nghi. d/ các học pháp cũng không thuận theo vì không có chánh tin. e/ cuối cùng phẫn nộ với các bậc đồng phạm hạnh không sanh tâm hoan hỷ… ngồi nơi đâu, nhìn hướng nào cũng nghi ngờ, niềm tin bị đánh mất từ bao đời? Nơi bản thân ta cũng thế, không khám nghiệm tâm tư, không biết tâm ta muốn gì, nghĩ gì và làm gì thì rất nguy hại, nguy hại hơn Corona Virus nữa, nên phải thường xuyên kiểm soát tâm giống như ra vào nhà đóng cửa cẩn thận vậy.
Thực tế còn rất nhiều bịnh cần phải xét nghiệm lắm, nhưng chỉ nêu những bịnh mà chúng sanh đa nhiễm, xin chuyển hướng đến một căn bịnh khác, thường hay xảy ra trong cuộc sống và xét về khía cạnh gần gũi thì rất gần, nếu chịu khó tiếp thu chấp nhận sửa sai thì sẽ mau chóng lành bịnh hơn. Bịnh gì vậy? Xin cùng đọc qua giai thoại giữa một nhà Văn và một nhà Thơ là Vương An Thạch và Tô Đông Pha, cả hai cũng đều làm quan trong một Triều đại phía Bắc của Trung Quốc. Hôm nọ Học sĩ Tô Đông Pha đến chơi nhà Vương An Thạch và tình cờ đọc được hai câu thơ:
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng hót đầu núi
Chó vàng nằm (trong) lòng hoa
Đông Pha cười bảo là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được?
Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu thành chữ chiếu, sửa chữ tâm thành chữ âm, để nghĩa thay đổi:
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa âm
Dịch nghĩa:
Trăng sáng rọi đầu núi
Chó vàng nằm (dưới) bóng hoa
Sau đó, Tô Đông Pha được đổi tới một nơi ở phía Nam. Ở đó, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:
Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi
Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa
Lúc ấy Đông Pha mới biết kiến thức của mình còn kém hơn họ Vương nhiều, mức độ thâm thúy thì quá vụng về, tự rút kinh nghiệm!.
- Hay suy nghĩ, đừng vội vàng xét đoán.
Giai thoại cho thấy cái nhìn, cái nghĩ, cái tư duy của chúng ta về người khác không thể nào chính xác, mỗi người có mỗi vị trí, chỗ ngồi, thế đứng khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Vì thế hãy suy nghĩ chậm lại, đừng vội vàng xét đoán, kết án sẽ gây phiền phức cho chính tự thân ta mà thôi, vì cái thấy chỉ là cái thấy luôn bị giới hạn bởi con mắt và tự ngã. Quan trọng hơn nữa, nếu chúng ta muốn có những thay đổi lớn trong cuộc đời mình thì trước hết phải thay đổi cách nhìn về người khác, muốn sửa đổi ai thì hãy sửa đổi bản thân mình trước. Gặp nhau nơi cảnh trần ai khổ lụy nầy, mỗi người đều có một hoàn cảnh, một tính cách và suy nghĩ cũng chẳng mấy khi tương đồng. Vậy mà, nhiều khi ta lại cho rằng mình đúng, mình hơn người, để rồi chỉ trích, buông lời chê bai, phán xét những người xung quanh ta, quên rằng:
“…Trần thế âu là cảnh tạm nương
Cũng như chiếc quán dựa bên đường
Người đời là khách dừng chân tạm
Rồi vội lui về nẻo viễn phương”… (Ly Gia, NT Huỳnh Liên)
- Hạ nhiệt độ ngôn ngữ.
Tính chất chung con người thường thích chỉ trích sai lầm của người khác thay vì nói những lời khích lệ, tán dương, khen ngợi. Thay đổi tình thế chỉ một chút thôi thì điều đó cũng có thể giúp nhau tiến bộ, và cảm thấy tự tin hơn ở bản thân. Thế nhưng, ngôn ngữ lớn dần theo theo thời gian dệt thành những câu văn chuyên để phục vụ cho bản ngã, ngôn hành đó trở nên ăn sâu vào tiềm thức, khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, hẹp hòi. Chẳng bao lâu nữa, những người ta trân quý, tôn kính cũng lặng lẽ rời xa ta, hãy tận dụng hết thời gian để trị bịnh nói năng khi tâm vắng mặt, khi không làm chủ được tâm mình.Vậy nên nói năng và hành động bằng cả tâm tư tròn đầy trách nhiệm, sử dụng ngôn ngữ từ ái, hòa hợp được xây dựng trên nền tảng hiểu biết, lắng nghe sâu, suy nghĩ kỹ, phản ứng chậm để khi trả lời ít bị sai sót, không khéo chúng ta giống trường hợp của Tô Đông Pha.
Hiểu để nói và viết rất dễ nhưng để đạt kết quả thì cần thời gian, quá trình tu tập, thực hành pháp và thường xuyên xét nghiệm tiến trình tu, tu đúng pháp, đúng thời, tùy duyên đi vào đời nhưng phải cố gắng tĩnh thức trong từng hành động của Thân làm, khẩu nói, ý tư duy. Chúng ta có nhiều hướng đi đến hạnh phúc an vui, nên không cần tìm hạnh phúc mà hạnh phúc chính là con đường. Con đường hướng thượng là con đường tu tập chuyển hóa những nghiệp nhân bất thiện, hướng đến sự đoạn tận khổ đau, đạt đến quả vị giải thoát. Con đường hướng thượng ấy, mỗi người là chủ nhân của chính mình và phải tự mình cất bước.
Mỗi chúng ta hãy là vị lương y giỏi, thường xuyên xét nghiệm tâm của mình, thấy sai và sửa sai bằng cả nhiệt huyết và lòng trắc ẩn là tối thượng vì trong mỗi con người chúng còn nhiều độc tố virus lắm, hãy tự chăm sóc tâm, làm pháp xét nghiệm tâm để loại trừ những con virus tự làm khổ mình, virus làm khổ người, virus vừa làm khổ mình và khổ người v.v…hãy quan sát quán chiếu thường xuyên như thế đoạn tận khổ đau, nhiễm ô ngủ ngầm trong tâm mới là chân hạnh phúc.
BÀI LIÊN QUAN
Những thực phẩm chứa chất cực độc gây ung thư gan ( An An , 3676 xem)
BS.Đỗ Hồng Ngọc với "Thư gởi bạn trong mùa Co-vi 19" ( Đỗ Hồng Ngọc , 3588 xem)
HT.Thích Bửu Chánh: "Cách ly có thật sự đáng sợ?" ( Ngọc Diệp , 3172 xem)
Ứng phó với dịch Covid-19, lời khuyên từ một vị thiền sư ( Thích Vân Phong , 3060 xem)
Tâm thư gửi bạn Covid – 19 ( TT. Thích Trí Chơn , 3484 xem)
Mỗi người cần góp phần bình yên cho hành tinh xanh mình đang sống ( TT. Thích Tuệ Hải , 6892 xem)
17 “mật ngữ” của sức khỏe & hạnh phúc ( Trần Trọng Hiếu , 6508 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ