Trang chủ > PG và Các Ngành
Ông Nguyễn Phúc Nguyên: “Yêu cầu trưng dẫn giấy chứng nhận Phật tử là điều không có gì phiền hà”
Xem: 1702 . Đăng: 09/04/2021In ấn
Ông Nguyễn Phúc Nguyên: “Yêu cầu trưng dẫn giấy chứng nhận Phật tử là điều không có gì phiền hà”
Gần đây, dư luận quan tâm và tiếp tục phản ánh về tòa soạn Báo Giác Ngộ xung quanh việc khai tôn giáo trong thủ tục làm căn cước công dân. Nhiều ý kiến cho rằng yêu cầu đó là làm khó, gây phiền hà cho người dân, đặc biệt đối với đồng bào Khmer.
Phản ánh với Báo Giác Ngộ, Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chánh Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN, thuộc Phật giáo Nam tông Khmer cho biết “Người Khmer ở Nam Bộ đã theo đạo Phật từ hàng ngàn năm qua, họ cũng chỉ có Phật giáo là tôn giáo chính mà thôi… Phật tử Khmer chỉ đến chùa làm lễ chỉ quy y Tam bảo, mãi về sau này, cùng với sự tiếp biến văn hóa, Phật tử Khmer mới được thầy bổn sư cho pháp danh nhưng vẫn không có giấy tờ nào kèm theo cả. Chính vì vậy, nếu đòi hỏi một giấy tờ kèm theo thì mới được chứng nhận là tín đồ đạo Phật hay Phật tử sẽ gây nên khó khăn cho đồng bào Khmer”.
Tại một số nơi, khi khai mục 7 trong tờ khai căn cước công dân cơ quan chức năng yêu cầu tín đồ đạo Phật phải trình giấy chứng nhận Phật tử. Để cung cấp thêm thông tin và cái nhìn đa diện cho bạn đọc về vấn đề này, Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Phúc Nguyên, Vụ trưởng Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ:
Thưa ông Vụ trưởng Vụ Phật giáo - Ban Tôn giáo Chính phủ, vừa qua, theo phản ánh từ thực tế, trong việc cấp/ đổi căn cước công dân mới, cơ quan chức năng tại một số địa phương yêu cầu người dân muốn khai tôn giáo là Phật giáo thì phải có giấy chứng nhận Phật tử do GHPGVN cấp. Có quy định cụ thể nào trong luật hoặc văn bản pháp quy đối với việc này hay không?
- Thứ nhất, chúng tôi xin được nói rõ là hiện nay, phần Tôn giáo không còn thể hiện trên căn cước công dân mẫu mới nữa, mà đây chỉ là một mục trong tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân. Trên tờ khai này có rất nhiều thông tin, thông tin về tôn giáo chỉ là một trong số đó, thể hiện ở mục 7. Vấn đề này đã được các ngành chức năng và phía công an bàn thảo nhiều lần trước khi đi đến quyết định bỏ mục Tôn giáo trên mẫu căn cước công dân mới, còn phần thông tin về tôn giáo nằm trong tờ khai căn cước công dân sẽ được đưa vào dữ liệu quốc gia do Bộ Công an quản lý.
Thưa Vụ trưởng, đối với những người dân không có chứng nhận quy y Tam bảo hoặc chứng nhận Phật tử nhưng có nguyện vọng được ghi nhận tôn giáo là Phật giáo thì có được chấp thuận không?
- Một tôn giáo khi công nhận tín đồ của mình thì phải có cơ sở căn cứ, điều này cũng được quy định rõ trong Hiến chương GHPGVN. Theo tôi, yêu cầu trưng dẫn giấy chứng nhận Phật tử là điều không có gì phiền hà. Mình là Phật tử thì khai thông tin mình là Phật tử và trưng dẫn chứng nhận mình là Phật tử. Việc cấp giấy chứng nhận Phật tử không phải là việc phát sinh thêm mà lâu nay đã phải có rồi mới đúng.
Tôi xin nói rõ hơn vấn đề này trên hai góc độ. Một là ở góc độ niềm tin, tinh thần, mình không cần phải chứng minh mình theo đạo Phật khi cái tâm, cái tình của mình đã gửi gắm nơi đạo Phật. Mình theo đạo Phật, đó là quyền cá nhân và không cần phải chứng minh với bất cứ ai rằng tôi là như thế cả. Ngược lại, ở góc độ thủ tục hành chính, việc yêu cầu những giấy tờ chứng minh như trên là điều hết sức bình thường. Cơ quan chức năng của Nhà nước không gây khó khăn gì trong việc này mà chỉ làm theo đúng quy định thôi.
Phú Cường - Giao Hảo/Báo Giác Ngộ
----ooOoo----
Nguồn: giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Phát huy giá trị tôn giáo và xã hội của Hệ phái Phật giáo Khất sĩ Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ( Trà Quang Thanh , 1636 xem)
Ảnh hưởng của mạng xã hội đến 'khẩu nghiệp' của người trẻ ( Nguyễn Mạnh Hùng , 3704 xem)
Tuyển sinh đại học chuyên ngành Hán Nôm hệ Vừa làm vừa học tại TP. HCM (7963 xem)
Bàn về xu thế phát triển hiện nay của Phật giáo đô thị ( Pháp sư Lý Tịnh - Nguyễn Phước Tâm dịch , 6677 xem)
Con đường tiến hóa của chúng sanh ( Thượng tọa Giác Pháp , 6797 xem)
Tiếng nói thời Hiện đại ( C Alexander Simpkins & Annellen Simpkins , 7504 xem)
Vài nhận định về thế kỷ XXI theo quan điểm Phật giáo ( Hòa thượng Giác Toàn , 6966 xem)
Phật học & Nhân học ( Nhụy Nguyên , 7211 xem)
Đạo lực của bậc Giác Ngộ ( Minh Mẫn , 6375 xem)
Chiến tranh và hòa bình theo quan điểm của Phật giáo ( Peter Harvey , 7256 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo ôn thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khóa XVII
THÔNG BÁO V/v tổ chức ôn thi vào Học viện Khóa XVII
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thông báo Khóa tu Truyền thống trực tuyến Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Tân Sửu 2021
Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra phức tạp trên cả nước nên Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2021 sẽ tổ chức trực tuyến. Ban tổ chức kính thông báo đến Chư Tôn đức và quý Phật tử thời khóa tu học như sau.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
Thông báo lớp giáo lý trực tuyến Chùa Thuận Phước
Do tình hình dịch bệnh hiện nay nên không thể tập trung đông người, vì muốn chia sẻ Phật pháp đến quý Phật tử gần xa, nên Ni sư Tuệ Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Trụ trì chùa Thuận Phước (Long An) và Sư cô Nghiêm Liên - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Chùa Thuận Phước đã tổ chức tụng kinh, thuyết giảng Phật pháp trực tuyến.
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ