Trang chủ > PG Việt Nam > Nhân vật
Bồ-tát hiện thân
Xem: 8073 . Đăng: 21/03/2020In ấn
THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM ĐẠI LÃO HT.THÍCH TRÍ TỊNH, ĐỆ NHỊ CHỦ TỊCH HĐTS GHPGVN NHÂN LỄ TIỂU TƯỜNG:
Bồ-tát hiện thân
![]() |
Chân dung Đại lão HT.Thích Trí Tịnh (1917-2014) |
GN - Tôi cảm nhận một cách sâu sắc rằng Đại lão Hòa thượng Trí Tịnh (1917-2014) là một vị Bồ-tát hiện thân lại cuộc đời này để hoàn thành đại nguyện của Người.
Thật vậy, Người hiện hữu trong thời kỳ Phật pháp khó khăn nhất, nhưng Người đã xuất gia học đạo một cách kỳ diệu. Người đã kể cho tôi nghe rằng thuở nhỏ, có một lần Người đi xe đạp bị xe đò chạy ẩu tông vô, tưởng là không còn sống. Người té nằm dưới lòng xe, nhưng không hề bị thương tích, chỉ bị trầy sơ.
>> Một hành giả Tịnh độ mẫu mực
Một điều kỳ diệu khác, Người kể rằng khi còn bé, Người lên chùa Vạn Linh, tuy lúc đó chưa tu, nhưng Tổ Vạn Linh đã chỉ vào Người mà nói với thầy Tri sự rằng ông này đời trước là Hòa thượng, tái sanh lại đời này sẽ là Hòa thượng, đừng xem thường ông ấy.
Sự gợi ý của Tổ Vạn Linh đã tác động cho Người xuất gia và nhớ lại đời trước Người đã là thầy tu. Khi Người xuất gia cũng có điều đặc biệt, Tổ Vạn Linh đã cất cốc riêng cho Người ở. Đặc biệt hơn nữa là Tổ đưa cho Người quyển kinh nào, chỉ đọc sơ qua, chẳng những Người thuộc mà còn hiểu rõ nghĩa lý của kinh. Vì vậy, Tổ đã khuyến khích Người ra Huế học.
Và khi Người học ở Huế với các Trưởng lão, cũng có điều kỳ diệu là Người nghe giảng kinh mà cảm giác như đã từng nghe rồi và thông hiểu, không phải nhọc công học nữa.
Với phước duyên được nghe Người trực tiếp kể những câu chuyện về cuộc đời tu học của Người như vậy khiến cho tôi có ấn tượng hơn nữa rằng Người là một vị Bồ-tát hiện thân lại cõi đời này để phiên dịch các bộ kinh điển Đại thừa.
Quả đúng như vậy, suốt cuộc đời Người đã dành rất nhiều thì giờ cho việc phiên dịch kinh điển. Hầu như các bộ kinh lớn của hệ Đại thừa ở nước ta đều lưu dấu ấn trí tuệ và công đức phiên dịch của Người.
Ngoài việc dịch kinh điển Đại thừa, thuyết pháp, Người cũng dồn thời gian cho việc niệm Phật, ít tiếp xúc với quần chúng Phật tử.
HT.Thích Trí Quảng trong một lần vấn an Đại lão HT.Thích Trí Tịnh tại Vô Y viện - chùa Vạn Đức - Ảnh: Bảo Toàn
Nhiều lần tham vấn Đại lão Hòa thượng, Người luôn nhắc nhở tôi cố gắng chuyên tu, bớt việc để tu, vì thời gian không còn nhiều. Người quan niệm rằng nếu làm việc nhiều cũng có thể sanh phước đức, nhưng chắc chắn phiền não, trần lao và nghiệp chướng cũng theo đó mà phát sanh. Với Người, tất cả những gì cản trở sự thanh tịnh của tâm đều phải dứt bỏ.
Vì vậy, chúng ta thấy trong nhiều năm qua, là giáo phẩm lãnh đạo tối cao của Giáo hội, nhưng trong nhiều hội nghị, các sinh hoạt của Giáo hội, Người không đến dự. Tôi cảm giác dường như tất cả tâm ý của Người đều dành cho việc suy nghĩ, hình dung, quán niệm về Đức Phật Di Đà và thế giới Cực lạc thanh tịnh tuyệt đối. Do đó, chúng ta nhận thấy ở Người luôn thể hiện sự ung dung, tĩnh tại cho đến ngày mãn duyên, xả Báo thân cũng nhẹ nhàng hiếm thấy.
Tuy Đại lão Hòa thượng không còn hiện hữu trên thế gian này, nhưng cuộc đời tu hành của Người vô cùng tốt đẹp luôn là tấm gương cho tôi noi theo, nhớ lời Người sách tấn, nghĩ lại mình tuổi đã lớn, cần bớt việc để chuyên tu. Tôi sẽ dành thì giờ nhiếp tâm niệm Phật, cảm về thế giới Phật để nhẹ nhàng bước vào Tịnh độ khi mãn duyên hành đạo ở thế gian này.
Khể thủ
THÍCH TRÍ QUẢNG
------oo0oo------
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
Lễ nhập kim quan Trưởng lão HT.Thích Quảng Độ ( Quảng Hậu - Tâm Nghiêm , 4996 xem)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Quảng Độ viên tịch ( Diệu Nghiêm , 5072 xem)
Đồng Nai: Trà-tỳ nhục thân HT.Giác Chánh ( Liên Duyên , 2992 xem)
Đồng Nai: Tang lễ HT.Giác Chánh, viện chủ chùa Bửu Đức (2380 xem)
Hòa thượng Thích Thanh Hùng: Kinh doanh lợi mình, lợi người, lợi xã hội ( Diệu Hồng , 4668 xem)
HT.Thích Trí Quảng: Phật không cho ai chức tước, tài lộc (2840 xem)
Về xá-lợi của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quang ( Cư Sĩ Nguyên Giác , 4497 xem)
Tưởng niệm Đại lão HT.Thích Trí Quang tại VNQT ( H Diệu - Bảo Toàn , 2988 xem)
[TOÀN CẢNH] Di quan Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang trà-tỳ ( H.Độ, Q.Điền, B.Toàn , 2060 xem)
Thông báo về tang lễ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang ( Diệu Nghiêm , 3164 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ