Trang chủ > Quý Ni Trưởng > Lễ Tang
Hoài niệm Ân Sư
Hoài niệm Ân Sư
Kính lạy Chư Phật Pháp Tăng mười phương ba đời,
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Hòa thượng hàng Giáo phẩm Chứng minh,
Ngưỡng bái bạch Chư Tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng trong Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang và Ban Trị sự GHPGVN thành phố Mỹ Tho,
Kính bái bạch Quý Ni trưởng hàng Giáo phẩm Chứng minh,
Kính bái bạch Quý Ni trưởng, Quý Ni sư, Chư Tôn đức Ni
Kính thưa đại diện chính quyền các cấp và quý Phật tử cùng tang môn hiếu quyến,
Hôm nay là ngày 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn, trước giờ cử hành lễ di quan cung tiễn thân ngũ uẩn của Thầy chúng con đến đài hỏa táng, con Sa Di Ni Liên Thanh xin phép được đại diện môn đồ pháp quyến, đối trước Giác linh đài Ân sư trong giờ phút trang nghiêm này, chúng con xin đốt nén tâm hương, thành tâm đảnh lễ, ngưỡng mong Chư Tôn đức thùy từ chứng minh cho chúng con dâng lên Giác linh Thầy đôi dòng cảm niệm.
Kính bạch Giác linh Thầy!
Trong những ngày mùa xuân, giữa tiết trời mát mẻ, hạnh nguyện Thầy viên thông, cõi hồng trần đã hết, Thầy mãn duyên nhẹ bước, chốn Niết Bàn thảnh thơi, chúng con lại chơi vơi, giữa Ta Bà cõi tạm, trĩu nặng dòng lệ rơi.
Chúng con như gã Cùng Tử trong Kinh Pháp Hoa, lang thang đói rách, áo trần bụi bặm, đói cơm Thiền, thiếu sữa Pháp, vô minh đen tối, được Thầy vớt lên tế độ, giới Pháp nghiêm thân. Tất cả những gì chúng con có được trong đời sống xuất gia đều nhờ ơn Thầy ban bố gội nhuần, vun bón đắp tô đầy đủ.
Nay duyên trần đã mãn, Thầy quảy gót về Tây, hàng môn đồ đệ tử bàng hoàng xa xót vì thiếu vắng, đơn côi vì bơ vơ hụt hẩng. Chỉ còn vài giây phút ngắn ngủi nữa thôi, kim quan Thầy sẽ được di dời ra khỏi Tịnh xá và nhục thân Người sẽ duyên theo ánh lửa hồng, biến dạng tan hình trong khói sương.
Hình ảnh thân giáo và công hạnh tu tập của Thầy vẫn hiện hữu trong tâm trí của tất cả chúng con. Quả thật, sáu mươi bảy năm Thầy hiện diện giữa cõi đời như một vì sao sáng, ba mươi bốn năm sống trong giáo pháp Như Lai, hai mươi bảy mùa an cư. Thầy như là cây đại thọ, là chỗ dựa vững chắc cho chúng con và hàng ngàn Phật tử nương tựa tu tập.
Kính lạy Thầy! Chúng con vẫn hiểu:
Các pháp từ duyên sinh
Cũng do duyên mà diệt.
Đức Phật Đại Sa Môn
Thường dạy điều như thế.
Vốn biết cuộc đời chỉ là sự biến chuyển không ngừng do các luật vô thường, khổ, không, vô ngã chi phối. Thế nhưng, chúng con lại quá đau lòng khi Thầy đã mãi ra đi. Kinh Phật ngày đêm tụng đọc, giáo lý năm tháng học tu nhưng chúng con vẫn không kiềm được nỗi đau này, chẳng nghe lời Thầy, không thuộc ý kinh…chúng con còn thơ dại lắm phải không Thầy?
Thầy đã mượn thân tứ đại giả hợp làm thuyền từ, để đưa mình, độ người vượt bến mê tân. Trước lúc biết mình sẽ đi xa, Thầy gọi chúng con mà nhắn nhủ, tùy theo tính nết của từng người, Thầy ân cần dặn dò nhắc nhở, thân thương làm sao.
Thầy ơi! Làm sao chúng con có thể quên được, hình bóng thầy với dáng vẻ khoan thai, với lòng từ bi không chỉ riêng với chúng con mà với tất cả mọi người. Thầy có khuôn mặt phúc hậu, dù chỉ một lần được gặp không ai lại chẳng kính tin. Từ khi được làm đệ tử của thầy, huynh đệ chúng con luôn được sống đầm ấm trong tình thương vô hạn. Nếp sống của thầy là tấm gương chấp nhận và hy sinh, mà hết cả cuộc đời này cũng chưa chắc gì chúng con làm được.
Khi nghe tin Thầy lâm trọng bệnh, chúng con biết Thầy phải trải qua những cơn đau cùng cực nơi thân thể, nhưng Thầy vẫn rất an nhiên. Sự thảnh thơi vững chãi của Thầy được thể hiện bằng chính những thái độ nhẹ nhàng, không buồn bã, thay vào đó trên nét mặt, ánh mắt, nụ cười, của Thầy vẫn thật an lành. Chúng con biết, Thầy giữ được tâm định tĩnh như vậy là nhờ có pháp môn tu tập. Thầy đã có niềm tin bất hoại nơi chánh pháp, nơi đức Phật A Di Đà.
Kính bạch Giác linh Thầy!
Chúng con cũng biết, Thầy ra đi như thế này cũng là ý Thầy muốn. Khi biết bệnh của mình không thể khả thi hơn, Thầy đã thuận theo một cách tự nhiên mà không cần cưỡng cầu. Thấy đệ tử nào phải khuya sớm bên mình, chăm sóc vất vả, chạy ngược chạy xuôi, lo lắng cực khổ, mong Thầy mau khỏe, Thầy chẳng muốn phiền. Thế nhưng Thầy ơi, những lúc như thế, cực kỳ cao điểm, chúng con không thể bỏ Thầy một mình mà chịu đựng, chỉ cần nhìn thấy Thầy còn đó, bên chúng con, dù chỉ trong chốc lát, chúng con vẫn hết lòng. Ngẫm lại mới thấy, chẳng ai như Thầy, sợ phiền đệ tử. Chúng con đã phải khóc lên thật nhiều, khi Thầy như thế.
Thầy đã chuẩn bị cho huynh đệ chúng con chu đáo mọi việc, lúc nào Thầy cũng dặn đi dặn lại: “Thầy đi rồi, các con đừng chia rẽ nhé, hãy luôn yêu thương nhau như khi Thầy còn sống”.
Chúng con kém duyên kém phước, nên biết đến đạo trễ, nhưng may mắn thay, con được Thầy tận tình dìu dắt nên con đã bước từng bước chập chững lên những nấc thang cao thượng, con rất kính trọng và biết ơn Thầy. Nhưng con thấy mình thiếu bổn phận chăm sóc và phụng dưỡng Thầy, nhất là Thầy đang mang chứng bệnh trầm kha.
Cho đến một hôm, con được cùng Thầy đi hành thiền ở Tịnh xá Ngọc Tuệ 3 tháng, đó là khoảng thời gian mà con hạnh phúc nhất, vì được gần gũi hầu Thầy, trong những bữa ăn, những giờ hành thiền, được tự tay pha trà cho Thầy uống, được nghe những lời giáo huấn của Thầy thật ngọt ngào, tha thiết. Những lúc xả thiền ra, con nhìn quanh, không thấy Thầy đâu, con rất hoang mang lo sợ, lật đật chạy về phòng thấy Thầy đang nằm trên võng niệm Phật, con đứng lặng một hồi lâu và cảm nhận được Thầy đang âm thầm chịu đựng cơn đau đang dày vò thân xác Thầy. Con rất đau lòng và xót xa nhưng không biết làm thế nào để chia sớt cùng Thầy nên đành phải trở lại thiền đường để tiếp tục hành thiền hồi hướng cho Thầy để mong Thầy vượt qua. Có những lần tương tự như vậy, con đứng ngồi không yên nên đành xách chiếc tọa cụ về phòng để trợ duyên bên Thầy, để Thầy không thấy quạnh hiu, những hành giả đồng tu rất cảm động trước tình cảm của hai thầy trò. Nhưng rồi thời gian thấm thoát 3 tháng trôi qua, thầy trò lại phải trở về trú xứ. Những tưởng về đến chùa nhà được tiếp tục gần gũi chăm sóc Thầy và có dịp huynh đệ chúng con thay phiên nhau kẻ lo nấu nước, người lo điểm tâm, người lo cơm trưa, ôi thật ấm áp làm sao. Nhưng nào ngờ đâu, chẳng được bao lâu, thì Thầy rời bỏ chúng con, nhẹ nhàng về cõi Tịnh, để lại căn phòng trống vắng đìu hiu, ngày ngày tới tới lui lui, không thấy bóng Thầy đâu.
Kính bạch Giác linh Thầy!
Cha mẹ tuy sinh chúng con ra để có xác thân toàn vẹn xuất gia tu học, ơn ấy tuy rộng lớn bao la nhưng đâu bằng ơn Thầy cao thượng vì chính Thầy đã cho chúng con giới thân huệ mạng, được dự vào hàng ngũ chúng trung tôn, sống trong ngôi nhà chánh Pháp, được khoác lên mình chiếc y ca sa giải thoát, ơn ấy cao thượng biết dường nào. Nay tất cả chư huynh đệ chúng con chưa làm được gì để đáp ơn sâu thì Thầy đã vĩnh viễn xa rời chúng con mà về riêng một cõi. Kể từ đây ngõ trước quạnh hiu, phòng liêu vắng vẻ, đây là chỗ Thầy ngồi, kia là giường Thầy nghỉ, đâu đâu cũng phảng phất bóng từ dung, cảnh cũ còn đây mà hình bóng thân thương của Thầy đã biền biệt xa xăm.
Kính bạch Thầy, huynh đệ chúng con thật là diễm phúc khi được làm đệ tử của Thầy, và thời gian gần đây thầy trò được gần nhau luôn, chúng con ở bên thầy đầy đủ không thiếu người nào. Tuy căn bệnh làm thân Thầy đau nhức lắm, thấy Thầy đau chúng con bật khóc, Thầy nói rằng: “chăm sóc người bệnh phải biết quán tưởng mà tu hành. Ai cũng phải trải qua những giai đoạn như thế này, có biết vậy mới nỗ lực tu tập để tự tại với nó”. Các con phải luôn nhớ, người xuất gia học đạo thì trước hết phải thấy được lỗi mình, nói lỗi mình, chớ nên thấy lỗi người và nói lỗi người kẻo mang tội nhiều chuyện”…
Kính bạch Thầy, trước Giác linh Thầy, huynh đệ chúng con xin hứa:“luôn nghe lời Thầy dặn, sẽ trên dưới thuận hòa, thương yêu nhau như ruột thịt, nâng đỡ và che chở cho nhau, sống thật an lạc, hạnh phúc, tiếp nối hạnh nguyện của Thầy, để trở thành những người đệ tử ngoan của Thầy, luôn cố gắng tu tập, làm Phật sự cho đạo pháp”.
Chúng con biết, những tháng ngày còn lại không có Thầy ở bên là vô cùng khó khăn, nhưng xin Thầy hãy yên lòng an nghỉ vì huynh đệ chúng con còn có Chư Tôn đức trong Ban Trị sự, cùng quý Sư trong Tịnh xá của mình sẽ luôn chỉ dạy và yểm trợ cho chúng con. Và nhất là bản nguyện và tình thương của Thầy luôn hiện hữu trong mỗi chúng con, làm ánh đuốc sáng soi đường, làm kim chỉ nam dẫn lối. Chúng con kính xin Thầy ở cõi Niết Bàn luôn gia hộ và che chở cho đệ tử chúng con!
Huynh đệ chúng con nguyện sống chung hòa hợp cùng nhau, chung tay gầy dựng ngôi nhà Tam Bảo được trường tồn hưng thịnh và làm tốt đạo đẹp đời, để không cô phụ ơn Thầy nhọc công giáo hóa. Xin Giác linh Thầy an lòng ngao du tự tại, an ngự tòa sen. Huynh đệ chúng con nguyện tu hành đến ngày giải thoát, Thầy trò hội ngộ nơi hải hội Liên trì.
Thầy ơi! Trước phút lâm hành tiển biệt, ân tình một thuở vẫn còn đây, chúng con nhất tâm thắp nén hương lòng, kính tiễn Thầy về xứ Phật. Chúng con nguyện sẽ noi gương những nét vàng son Thầy đã để lại, sẽ sáng mãi trong lòng pháp lữ tiếp nối ngọn đèn thiền, làm vẻ vang Phật pháp cùng dân tộc, quê hương. Kính nguyện Giác linh Thầy không quên đại nguyện, tái hiện ta bà, rộng chuyển pháp luân, rạng ngời chánh pháp, hóa độ chúng sanh.
Chúng con xin nguyện kiếp vị lai được làm đệ tử của Người, Thầy trò cùng nhau tu hành đến ngày viên thành Phật quả.
“Vĩnh biệt Thầy, nỗi đau tê tái
Nghĩa Đệ huynh, se sắt buồn thương
Thành kính xin dâng một nén tâm hương
Nguyện noi dấu lời Thầy tỏ rạng”.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.
Đệ tử chúng con Thành kính đảnh lễ bái biệt Thầy!
BÀI LIÊN QUAN
Điếu văn tưởng niệm Ni sư Tiến Liên - Trụ trì Tịnh xá Ngọc Mỹ (5028 xem)
Tiểu sử và Công hạnh Ni sư Thích Nữ Tiến Liên (5360 xem)
Tiền Giang: Lễ nhập kim quan cố Ni sư Thích Nữ Tiến Liên - Trụ trì Tịnh xá Ngọc Mỹ (6312 xem)
Cáo phó Ni sư Tiến Liên viên tịch (6208 xem)
Bình Thuận: Lễ Truy niệm và tiễn đưa Kim quan nhục thân Sư bà Huệ Liên đến Đài hỏa táng ( Ban Truyền thông NGKS , 3980 xem)
Bình Thuận: Lễ nhập Kim quan cố Sư bà Huệ Liên ( Ban Truyền thông NGKS , 5780 xem)
TP.HCM: Lễ Truy niệm Ni trưởng Thích Nữ Đào Liên – Viện chủ Tịnh xá Kỳ Hoàn ( Minh Hiền , 4584 xem)
TP.HCM: Lễ nhập kim quan cố Ni trưởng Thích Nữ Đào Liên – Viện chủ Tịnh xá Kỳ Hoàn quận Gò Vấp ( Công Minh , 4248 xem)
Cáo phó Ni trưởng Đào Liên viên tịch (6016 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ