Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Lễ Hội

Bình Thuận: Tịnh xá Ngọc Vân long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 1866 . Đăng: 27/08/2024In ấn

Bình Thuận: Tịnh xá Ngọc Vân long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2568 - DL.2024

 

Ngày 17-18/8/2024 (nhằm ngày 14-15 tháng 7 năm Giáp Thìn), Tịnh xá Ngọc Vân (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu.

 

 

 

Tối ngày 14 tháng 7 năm Giáp Thìn, Ni sư Viên Liên và chư Ni tổ chúc lễ thắp nến tri ân đêm Vu Lan thắng hội, để tưởng nhớ đến công ơn sanh thành nuôi dưỡng của mẹ cha. Trong ánh sáng lung linh thiêng liêng, hình ảnh những ngọn nến rực rỡ trong đêm Vu lan là biểu tượng của ánh sáng trí tuệ và tình thương, chiếu rọi khắp mọi nơi, nhắc nhở con người về lòng biết ơn. Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, khi ngọn nến được truyền tay đến mỗi người đều cảm nhận được sự kết nối sâu sắc với gia đình, với tổ Tiên, để rồi phát khởi tâm thành cầu nguyện cho cha mẹ và những người thân thương luôn bình an dù ở nơi nào. Lễ thắp nến tri ân trong ngày lễ Vu lan là để chúng ta bày tỏ về lòng hiếu thảo, tình yêu thương và trách nhiệm đối với hai đấng sinh thành. Đây cũng là dịp để tất cả chúng ta nhìn lại chính mình, trân trọng những giá trị gia đình và truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đông đảo Phật tử đồng về tham dự, lễ hội  hoa đăng được khép lại trong niềm hoan hỷ vô biên của hội chúng.

 

 

 

 

Sáng ngày 15 tháng 7 năm Giáp Thìn, vào lúc 08g30, Ni sư Viên Liên - Trụ trì Tịnh xá Ngọc Vân hướng dẫn cho chư Ni và Phật tử khóa lễ tụng kinh Vu lan, để cầu nguyện cho ông bà cha mẹ hiện tiền tăng phước, tăng thọ, có niềm tin trong chánh pháp, và cầu siêu cho cửu huyền thất tổ nhiều đời được siêu sinh lạc quốc. Tinh thần hiếu đạo của người con Phật đối với niềm hiếu kính cha mẹ và ông bà tổ tiên. Đây là văn hóa tốt đẹp ngàn đời của Dân tộc Việt Nam nói chung và tấm gương hiếu đạo của những người con tri ân và báo ân nói riêng.

 

 

 

Sau khóa lễ tụng kinh, vào lúc 09g00, chư Ni và Phật tử tập trung nghe Ni sư Viên Liên giảng bài pháp về ý nghĩa Vu lan Báo hiếu.

Lễ Vu lan Báo hiếu là một trong những ngày lễ lớn của người theo đạo Phật, là ngày tưởng nhớ báo ân, báo hiếu Cha mẹ Tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, Lễ Vu lan mùa hiếu hạnh lan rộng ra không chỉ là ngày lễ của người con Phật mà trở thành ngày lễ Báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.

"Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ,

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ,

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha".

Đức Phật đã từng dạy: “Tâm hiếu là tâm Phật, Hạnh hiếu là hạnh Phật, Hiếu kính Ông Bà, Cha Mẹ mãi mãi là nền tảng của giá trị đạo đức con người và lời Phật dạy đã chấp cánh cho mỗi mùa Vu lan Báo hiếu bay cao vào tâm hồn của mỗi người con biết xem hiếu thảo là đạo đức, biết ơn cha mẹ là một ân tình.

“Mỗi độ thu sang, mỗi độ rằm”, lòng người con Phật lại xao xuyến Vu lan, là ngày kỷ niệm lớn nhất, như nhắc lại tình mẹ qua tích xưa của Ngài Mục Kiền Liên, là người con đại từ, đại hiếu đã cứu mẹ ra khỏi địa ngục a tỳ.

"Thanh Đề khổ ách hết liền,

Ngày rằm tháng bảy thành tiên về trời.

Noi gương hiếu thảo đời đời,

Mục Liên thuở ấy sáng ngời gương nay".

Hiếu là chính nhân đưa con người tiến đến quả vị Phật, vì hiếu tâm, hiếu hạnh không thể thiếu đối với một vị Phật, Bồ tát, gần hơn nữa là tất cả mọi người của chúng ta. Hiếu là nền tảng đầu tiên để xây dựng cho con người có đạo đức. Đó là truyền thống báo hiếu khi Phật còn tại thế cho đến ngày nay. Đại lễ Vu lan vẫn còn tồn tại trên thế gian này và tồn tại trong tâm thức của mỗi con người.

 

 

 

Từ ý nghĩa cao đẹp ấy, nên mỗi mùa Vu lan về trong lòng mọi người con Phật, không ai bảo ai đều tự thấy mình phải có bổn phận phải lo báo hiếu cho cha mẹ. Vì gia đình là chiếc nôi thiêng liêng, là bến đỗ bình yên đưa ta đến với  cuộc đời, nơi đó có hai người che chở cho ta những lúc gió táp mưa sa, chỉ có cha và mẹ là điểm tựa vững chắc cho chúng ta nhưng trong cuộc sống. Khi lớn lên, thất gia gầy dựng, gia đình buộc ràng, vì chén cơm, manh áo mà ta xa dần vòng tay của Cha Mẹ, không ngày viếng thăm. Rồi một ngày nào đó bản thân ta đã được làm Cha, làm Mẹ mới thấy biết được công lao Cha Mẹ ta rộng lớn dường nào. Nhìn lại Cha gầy theo năm tháng, như chiếc lá vàng lắc lây, nhìn lại Mẹ như đèn dầu trước gió, như chỉ mành treo chuông! Một  khi thọ mạng đã hết thì Cha Mẹ không còn nữa. Bấy giờ ta hối hận mọi sự đều đã muộn trong cuộc đời này; có nói ngàn lời “nợ Mẹ, nợ Cha” cũng không sánh được công ơn biển trời.

Mong rằng dù thế nào trong cuộc sống, chúng ta cũng phải dành thời gian quan tâm lo lắng, chăm sóc đến hai vị Phật hiện tiền của chúng ta: Cha và Mẹ.

"Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục

Mùa báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao

Thương Cha Mẹ đến mùa con báo hiếu

Kính Tổ Thầy đệ tử cúng Vu Lan

Vu Lan tiếng gọi ngàn phương

Hiếu ân chưa trả vấn vương trong lòng

Áo ai cài cánh hoa hồng

Thắm tươi tình mẹ mặn nồng trong con".

Không có tình nào thiêng liêng, bằng tình Phụ Mẫu, xuất phát từ ý nghĩa nầy mà Đức Phật dạy hàng đệ tử muốn thành tựu đạo quả, trước hết phải thành tựu đạo hiếu.

"Ơn dưỡng dục ngàn năm ghi nhớ

Đức sinh thành muôn thuở nào quên".

Mong rằng mỗi chúng ta phải chấp cánh cho mùa Vu lan Báo hiếu bay vào tâm hồn hiếu hạnh của mỗi người con phải thực hiện lời Phật dạy:

 "Mỗi năm tháng bảy ngày rằm

Đem lòng hiếu tử niệm ân sanh thành

Vu Lan thiết lễ trai thanh

Cúng dường chư Phật Kính thành chư tăng

Báo ân sanh dưỡng nhọc nhằn

Hởi chư Phật tử khá vâng phép này

Phật vừa nói dứt kinh đây

Mục Liên tứ chúng vui vầy phụng cung".

Ni sư Viên Liên cho biết Lễ Vu lan không chỉ là một ngày mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hoá tâm linh của người Việt, và ý nghĩa của Vu Lan còn được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày bằng những hành động quan tâm cụ thể đối với Cha Mẹ. Qua những lễ hội mạng đầy nhân văn của Phật giáo, cùng những giá trị tích cực mạng lại cho đời sống, đã khẳng định định vài trò quân trọng của Đạo Phật trong xã hội. Với những giáo lý sâu sắc về nhân quả, lòng từ bi và sự giác ngộ, Phật Giáo đã định hình về chuẩn mực đạo đức, khuyến khích con người thực hành hiếu đạo một cách chân thành và đúng đắn. Khép lại buổi lễ đã ghi dấu nhiều ấn tượng sâu sắc và truyền đi thông điệp gia đình là nơi nuôi dưỡng tình yêu thương, là bến đỗ bình yên để mỗi người trở về sau những công việc bề bộn của cuộc sống, việc giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu đạo không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng.

 

 

Sau khi nghe bài pháp cảm động về ý nghĩa Vu lan và Lễ cài hoa hồng, đại diện Phật tử cài hoa vàng cho Chư Tôn đức Ni của đạo tràng Tịnh xá Ngọc Vân. 

Mùa Vu lan năm nay, Tịnh xá Ngọc Vân hữu duyên được đón nhận tấm lòng chí thành chí kính, như pháp cúng dường của gia đình Phật tử Ngọc Cảnh ở TT. Chợ Lầu thành tâm  hỷ cúng bông, trái cây  cùng 700 phần  ăn cho khách gồm: cà phê, dưa hấu, bún la gu, chả giò, bánh mì, cơm dương châu; Ngọc Tài và bạn ở xã Hải Ninh cúng dường 700 xuất phở xào sườn non; Một Phật tử ẩn danh cúng 700 cái bánh bao. Cũng trong ngày rằm tháng bảy, Ngọc Cảnh hỗ trợ gạo, mì, đường cát; Ngọc Thu ở Phan Rí hỗ trợ nước mắm. Các vị chia sẻ niềm vui đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Vu lan Báo hiếu. Buổi lễ được thành tựu viên mãn là nhờ những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa Từ bi Bác ái.

Chân thành cảm niệm tri ân gia đình Ngọc Cảnh, Ngọc Tài, bạn Ngọc Tài, Ngọc Thu, các Phật tử Tịnh xá Ngọc Vân và nhân viên của Ngọc Cảnh đã nhiệt tình tận tâm phục vụ các công tác Phật sự ngày Đại lễ Vu lan được thành công tốt đẹp, mến chúc quý vị và quý Mạnh thường quân thân khỏe, tâm an, hội đủ duyên lành, thành tựu sự nghiệp.

 

 

 

Những hình ảnh được ghi nhận:

 

 

 

 

 

 

 

 









 


 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)

THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ