Trang chủ > Giáo Pháp KS > Các Bài Viết

Hình bóng Khất sĩ

Tác giả: Liên Phước.  
Xem: 11291 . Đăng: 12/12/2014In ấn

Hình bóng Khất Sĩ

Liên Phước

Trong cuộc sống nhộn nhịp và đầy lo âu, chúng đã mang lại cho con người biết bao nỗi niềm, cảm xúc hỷ lạc, ái ố…. Những cảm thọ ấy đã theo ta suốt cuộc đời, đã mang lại cho ta vô số não phiền mà mấy ai chuyển hóa được chúng. Những chủng tử này được truyền tống từ những hạt giống đã được gieo và ngược lại những hành động hiện tại của ta sẽ huân tập để tạo thành một dòng nghiệp thức mới giúp cho con người luân chuyển trong ba cõi sáu đường[1]. Riêng đối với cá nhân người viết cũng nằm trong dòng thác ấy để rồi vào một ngày tình cờ đôi mắt đã bắt gặp những dòng ngôn từ tán dương, ca tụng công hạnh của đức Từ Phụ cùng chư vị Thánh chúng. Ngôn ngữ tuy đơn sơ và không thể chuyển tải hết ý của tác giả muốn tán dương nhưng chỉ với 26 chữ:
Chẳng Kể Sang Hèn Một Bậc Đạo Sư Thắp Lên Đèn Trí Tuệ
Không Phân Quý Tiện Mười Đại Đệ Tử Khai Mở Cửa Từ Bi
đã phần nào nói lên được hạnh nguyện của các Ngài; đồng thời chúng đã khơi dậy niềm tin cho những ai tiếp xúc với chúng. Chính vì thế mà người viết muốn mượn chúng để gửi tặng đến với những người hữu duyên nói riêng và mọi người nói chung.
Ở đây người viết không dám phân tích về vấn đề văn chương hay đối ý, đối từ mà chỉ xin được chia sẻ đôi điều về nghĩa lý của vế thứ hai mà thôi; còn vế đầu ca ngợi, tán dương bậc Chánh Biến Tri đã thắp sáng ngọn đèn trí tuệ, soi màn đêm cho khách bộ hành tiến bước trên con đường chứng ngộ giải thoát thì xin được miễn.
Bởi bao nhiêu ngôn từ hay, ý đẹp, bao nhiêu công hạnh của Ngài đã được các bậc tiền nhân diễn bày tất cả. Kể cả trong các lãnh vực khoa học hiện đại ngày nay, những mỹ từ ca ngợi đức Thế tôn cũng không hề thiếu như khoa học gia Albert Einstein từng thốt ra rằng: “Điểm kết thúc của khoa học chính là điểm khởi đầu của Phật giáo….” hay như Giáo sư Saunders, Tổng Thư ký Văn hóa Y.M.C.A India, Burma, Ceylon đã nói: “Không khó khăn gì khi chọn lựa đức Phật là một người được tôn sùng trong số những người vĩ đại của nhân loại”[2] hoặc như một số khoa học gia, triết gia, nhà văn hóa đã tuyên bố về Ngài: “Con người vĩ đại nhất chưa từng có, Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại này soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại”[3]. Chính vì thế mà người viết mới mạo muội chia sẻ đôi điều ở vế thứ hai để nhắc nhở chính mình trên con đường tu nhân học Phật cũng như muốn khẳng định một điều rằng đạo pháp còn tồn tại hay không là do chư Tăng Ni -những người đệ tử của Như Lai- có tiếp nối và truyền thừa hay không?
Hình ảnh của thập đại đệ tử trông thật là trang nghiêm nhưng cũng toát ra nét từ bi, an lạc của bậc đạt đạo. Hình ảnh của các Ngài có khác chi những đóa sen thanh vươn lên từ bùn nhơ nước đục nhưng vẫn tỏa hương thơm ngào ngạt để dâng tặng cho đời. Các Ngài tuy đã nhập diệt nhưng hình ảnh ấy vẫn còn sống và hiện hữu trong thế giới ngày nay. Mới nghe qua tưởng chừng như vô lý nhưng không: hình ảnh ấy chính là bóng dáng của Tăng đoàn đang từng bước vào đời để dìu dắt chúng sanh thoát khỏi mê lầm, có khác chăng chỉ là hành trạng của các ngài không còn nô lệ cho những nội kết não phiền mà thôi, chứ Tăng đoàn ngày nay cũng đã sống và thành công với tư tưởng không còn sự phân biệt giai cấp giàu nghèo, sang hèn….Hình ảnh vì đạo, vì lợi ích cho chúng sanh mà quên mình như tấm gương của Bồ tát Quảng Đức…., hay hình ảnh của đức Tôn sư Minh Đăng Quang với mảnh y vàng tung bay trong bụi hồng gió chướng, cùng chiếc bình bát gieo duyên, độ chúng đã khơi dậy hình ảnh đời sống Khất sĩ của chư Thánh Tăng thời Phật tại tiền như một Tăng sĩ đã tán thán:
Khất Sĩ hoá duyên bình bát chứa chan tình thí chủ
Du Tăng độ chúng huỳnh y nồng đượm ý Từ Tôn
Hay:
Minh Đăng Quang thị hiện trời Nam ngời chân lý
Khất Sĩ Đạo hoằng truyền đất Việt rạng pháp đăng
Chính lối sống ấy đã giúp cho người Khất sĩ[4] hòa vào dòng đời xã hội nhưng vẫn giữ được bản sắc giải thoát của vị Sa môn. Đồng thời Ngài cũng đặt ra một phương châm sống, lấy con đường khất thực hóa duyên làm con đường tu tập và độ sanh bên cạnh việc tu thiền định như Tổ sư đã có dạy:
“Nhất bát thiên gia phạn,
Cô thân vạn lý du
Dục cùng sanh tử lộ
Khất hóa độ xuân thu”
Con đường khất thực ấy đồng nghĩa với con đường tiếp xúc với mọi thành phần trong xã hội mà không sự có phân biệt sang hèn, quý tiện để gieo duyên chánh pháp đến với mọi người, cũng như tạo nhân duyên cho mọi người xả bỏ lòng tham, gieo nhân tình thương như Tổ sư đã có dạy trong bài Khất sĩ: “Đi xin (khất thực) để kêu gọi lòng từ bi hỷ xả, đức từ ái cho nhơn loài, xin cái tham lam sân giận si mê của mọi người....”. Mà đặc biệt hơn, con đường này giúp cho chính hành giả diệt trừ được bản ngã chấp ta: coi thân hình tứ đại này là thật, tài giỏi hơn mọi người, mọi vật xung quanh, là ta và của ta....nên hàng cư sĩ tại gia đã ca ngợi hạnh dấn thân của chư vị Tổ, Thầy bằng những vần thơ:
“Khất sĩ đi vào đời
Như hoa nở muôn nơi
Tô điểm màu tươi thắm
Trang nghiêm đẹp cuộc đời”
Tinh thần phụng sự ấy đã thể hiện được hoài bão cũng như thân giáo của những người Khất sĩ trên con đường thừa hưởng và truyền thừa gia tài tâm linh của đức Phật. Chính tinh thần truyền thừa chánh pháp đã giúp cho đoàn Du Tăng Khất Sĩ từ ngày thành lập cho đến nay: chỉ trong vòng hơn 60 năm nhưng hình bóng Khất sĩ do Tôn sư Minh Đăng Quang khai sáng đã in đậm chiếc bóng huỳnh y trong lòng bá tánh khắp mọi nơi: từ nam chí bắc lẫn ở hải ngoại. Thành quả ấy đã phần nào nói lên được tinh thần hoằng pháp độ sanh của những vị Khất sĩ đúng như những lời đức Thế Tôn đã từng dạy: “Hãy ra đi, các Tỳ-khưu, đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người, đem hạnh phúc lại cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Mỗi người hãy đi một ngã...”[5] 
Cho nên con đường của những nhà sư Khất sĩ đã tiếp tục vận chuyển bánh xe chánh pháp mà chư Phật cùng chư vị Tổ sư đã vận hành và tạo nên một bản sắc mới cho người con Phật[6]. Bản sắc này đã khơi dậy tinh thần giải thoát, tình yêu nhân loại...dù bất cứ trong hoàn cảnh chiến tranh giặc dã hay đạo đức xã hội suy đồi...để hình thành nên tư tưởng “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Cho nên chính pháp môn khất thực đã giúp các nhà sư Khất sĩ đem chánh pháp nhãn tạng Như Lai vào đời, nhằm mang hạnh phúc lại cho mọi người cũng như cho xã hội.
Những hình ảnh ấy đã phần nào thể hiện được hạnh nguyện khất thực độ sanh của ba đời chư Phật mà đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã nối truyền và phát huy. Ngài cùng chư đệ tử đã chứng minh một cách sống động bằng đời sống phạm hạnh, thanh cao của vị Khất sĩ sa môn. Nét đẹp phạm hạnh của những tâm hồn từ ái ấy đã khơi dậy niềm tin cho con đường hướng thượng và làm chỗ nương tựa tinh thần cho mọi người quay về. Đây là bổn nguyện và mục đích phục vụ cho lợi ích chúng sanh, phát huy tinh thần Từ bi và Trí tuệ của đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Chính hạnh nguyện ấy đã giúp cho đức Tôn sư Minh Đăng Quang sáng ngời trên con đường mang ánh sáng trí tuệ đến với mọi người.
[1] Theo bài Thương yêu là thông cảm của Bình Ason trên trang web http://www.buddhanet.net hay trang web http://www.thuvienhoasen.org/TinhYeuLaThongCam-04.htm thì đôi khi các kinh chỉ đề cập đến 5 đường luân hồi: Ðịa Ngục, Ngạ Quỷ, Bàng Sanh, Người, Chư Thiên mà không có loài Atula.
[2] HT. K.Sri Dhammananada, Phật Giáo Dưới Mắt Nhà Trí Thức, Thích Tâm Quang (dịch), daitangkinhvietnam.net.

[3] Ibid, daitangkinhvietnam.net.
[4] Theo Tổ sư Minh Đăng Quang thì Khất sĩ ở đây không phải chỉ riêng cho một người nào mà Tổ sư muốn nói đến những người con Phật đang hành trì theo con đường của Phật hay nói cách khác Khất sĩ cũng chính là những vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni đang truyền thừa chánh pháp của đức Phật.
[5] HT. Nàrada, Đức Phật và Phật Pháp, HCM: Nxb. Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, 1991, tr. 115.
[6] Tuy nói là bản sắc mới nhưng thật ra chúng đã được đức Thế Tôn khơi dậy và chư vị Thánh Tăng hành trì nhưng trong hoàn cảnh đương thời của Việt Nam thì hình ảnh, bản sắc ấy đã ngủ quên và không còn tồn tại. Cho nên Tổ sư Minh Đăng Quang mới thực hành và lấy lại phương châm “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”.

---oOo---

BÀI LIÊN QUAN

Thiền tập của Hệ phái Khất Sĩ ngày nay  ( Tỳ kheo Giác Hoàng , 15964 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ