Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm
Xem: 7454 . Đăng: 03/08/2021In ấn
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm
Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Thế nhưng, hầu hết chúng ta luôn có thái độ sống hờ hững với sức khỏe tinh thần của mình, cho nên khi đối diện khó khăn sẽ khiến chúng ta gục ngã bất cứ lúc nào. Chính điều này mà hôm nay ngày 31/7/2021(nhằm ngày 22/6/Tân Sửu), Ni sư Triệu Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, trú xứ Tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài "NGUỒN THỰC PHẨM HÀM DƯỠNG THÂN TÂM", để quý Phật tử nghe mà cố gắng rèn luyện cho mình có thêm nội lực, giúp thân tâm luôn vững vàng trong tình hình dịch bệnh hiện nay.
Trước khi vào ý chính trong bài giảng, điều đầu tiên Ni sư muốn nói với quý Phật tử: Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như chúng ta không có công phu tu tập, thì tâm chẳng bao giờ yên ổn. Khi thân đau bệnh nhưng chúng ta không có sự kiên trì, cứ nuông chiều theo cái thân, cuối cùng chúng ta càng trở nên yếu đuối tinh thần, bệnh nhẹ thành nặng, từ đó suy diễn ra rất nhiều điều tiêu cực. Điển hình như cảnh đại dịch hiện nay, biết bao khó khăn và đau khổ diễn ra hàng ngày, với tâm từ rộng lớn, tâm bi rộng mở, chúng ta có thể thương nhưng không phải theo kiểu bi lụy. Chúng ta chưa bệnh thì dĩ nhiên an ổn, nhưng bệnh một chút có thể không chết vì bệnh mà do quá lo lắng sợ hãi. Tất cả những vấn đề trên là do hàng ngày chúng ta không hàm dưỡng thức ăn để đưa vào thân hay đưa vào tâm. Khi nào chúng ta nắm được những điều này, nghĩa là chánh niệm trong khi ăn, có một nội lực vững vàng thì sẽ tiết chế được mọi hành vi, đạt được một kết quả tích cực nhất, đó gọi là hàm dưỡng. Như vậy hàm dưỡng nuôi lớn thân tâm chúng ta đó là nguồn thực phẩm nào?
Ni sư chia sẻ phần nội dung chính, có bốn loại thực phẩm hay còn gọi là bốn loại thức ăn.
Trong kinh Tạp A Hàm số 373, Đức Phật bảo các thầy Tỳ kheo, “Có bốn loại thức ăn giúp các loài sinh vật lớn lên và sống còn. Thứ nhất là đoàn thực, thứ hai là xúc thực, thứ ba là tư niệm thực và thứ tư là thức thực.”
Ni sư giải thích loại thức ăn đầu tiên là đoàn thực. Đoàn có nghĩa là nắm lại, vắt lại, hay vo tròn. Thực là thức ăn, thực phẩm. Thức ăn nào chúng ta có thể nắm được, vắt được, vo tròn được để chúng ta đưa vào trong miệng của mình thì gọi là đoàn thực. Đó là những thức ăn thô hàng ngày chúng ta có thể ăn. Nếu có chánh kiến, khi đưa thức ăn, thức uống vào miệng, ta biết nó bổ dưỡng hay tàn phá thân thể. Có những thức ăn, mà sau khi thọ dụng, sẽ làm cho thân thể ta trì nặng, uể oải, tâm không còn tỉnh táo.
Hàng ngày chúng ta phải khởi tâm niệm lành, khởi tâm từ bi đối với những vật thực mà mình đưa vào bên trong thân. Quý Phật tử ở ngoài đời không có đủ điều kiện, chỉ ăn chay một tháng vài ngày, chưa ăn chay trường, thì nên dùng những loại thức ăn người ta làm sẵn, gọi là phương tiện rồi đem về chế biến. Nhưng khi ăn chúng ta phải nhớ rằng mình đã là một người Phật tử thọ trì Tam quy và Ngũ giới - giới thứ nhất không được sát sanh, nhưng vì cái nghiệp của chúng ta chưa được ăn chay trường nên phải ăn các loài động vật. Trong khi ăn chúng ta phải chánh niệm, không khởi tâm thích thú, xem như ăn đây là món thuốc chữa lành thân bệnh và dùng thuốc này để nuôi dưỡng tâm lành.
Ni sư chia sẻ một câu chuyện ngắn với nội dung nhằm nhắc nhở quý Phật tử cố gắng sống cho trọn vẹn, vì mình là người Phật tử đã thọ trì Tam quy Ngũ giới. Khi quý Phật tử ăn đừng khởi tâm tham, nếu có dỡ chút đừng khởi tâm si, mà nếu có ngon cũng đừng khởi tâm trìu mến, gọi là ăn trong chánh niệm không tham sân si, đồng thời phải có chánh kiến ở trong đó.
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài đã từng hỏi các thầy Tỳ kheo là mạng sống con người kéo dài được bao lâu. Câu trả lời của người biết đạo là “trong một hơi thở.” Như vậy, chất dinh dưỡng giúp ta nuôi sống thân mạng này là thức ăn lành, nước uống sạch và không khí thoáng đãng.
Hôm nay vì thời gian có hạn Ni sư chỉ giới thiệu một loại thức ăn ở bên ngoài hàm dưỡng cái thân của chúng ta, chưa đề cập đến ba loại thức ăn để hàm dưỡng cái tâm.
Kết thúc buổi giảng Ni sư nhấn mạnh vấn đề quan trọng để quý Phật tử ghi nhớ, thức ăn hàng ngày có bổ dưỡng cho chúng ta hay không là do sự biết kiềm chế của mỗi người, để được khỏe mạnh an lành. Quý Phật tử thấy rằng tâm chúng ta rất quan trọng hơn cả cái thân, nhưng nếu không có cái thân này thì làm sao có cái tâm lớn mạnh vững vàng xuyên qua cái thân, ta gọi là "một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện". Sau bài giảng này mong rằng quý Phật tử hiểu được giá trị thực tiễn và ý nghĩa của việc "ăn", tỉnh thức để chọn lọc những điều tốt đẹp, tích cực và có giá trị nuôi dưỡng với mình để "ăn" mỗi ngày. Nên nhớ, "ăn" chính là một cách sống, một cách để nuôi dưỡng bản thân và rèn luyện chính mình.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hành trang cách ly ( Ban Truyền thông NGKS , 7116 xem)
Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 8116 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 9812 xem)
Ni sư Phụng Liên giới thiệu về Đạo Phật trong buổi giảng online ( Ban Truyền thông NGKS , 5024 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (Phần cuối) ( Ban Truyền thông NGKS , 7132 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 5424 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Tìm hiểu gì khi mới vào đạo ( Ban Truyền thông NGKS , 6012 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng ( Ban Truyền thông NGKS , 10164 xem)
Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến bài kinh Vô Ngã Tướng từ chùa Thuận Phước ( Ban Truyền thông NGKS , 13764 xem)
Long An: Lớp Giáo lý Chùa Thuận Phước chuyển sang hình thức trực tuyến ( Ban Truyền thông NGKS , 9284 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng