Trang chủ > Lớp Giáo lý
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Sự xuất hiện của Tam bảo
Xem: 5262 . Đăng: 10/08/2021In ấn
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề "Sự xuất hiện của Tam bảo"
Tam bảo là điểm tựa của niềm tin, là ruộng phước tối thắng nhất đối với tín đồ Phật giáo. Nếu nương tựa vào ba ngôi Tam bảo để tu tập mọi người sẽ ly khổ đắc lạc và giải thoát sanh tử luân hồi. Vì vậy hôm nay ngày 04/8/2021 (nhằm ngày 26/6/Tân Sửu), Ni sư Phụng Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, trú xứ Tổ đình Ngọc Phương, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, có buổi chia sẻ trực tuyến với đề tài "SỰ XUẤT HIỆN TAM BẢO" để giúp cho quý Phật tử có thêm kiến thức cũng như hiểu nghĩa sâu rộng về Tam bảo mà phát khởi lòng tin chơn chánh.
Tam bảo là ba ngôi quý báu Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
Ni sư giải thích nội dung của bài giảng hôm nay đó là nguyên nhân nào Tam bảo xuất hiện.
Đầu tiên Ni sư chia sẻ những ý như sau:
1/ Đạo Phật không là "Tôn giáo" mà là "Một cuộc hành trình".
Đạo Phật không có giáo chủ hay giáo quyền, không bắt buộc chúng ta phải theo và có một sự thệ nguyện là không được bỏ đạo.
Đạo Phật là một cuộc hành trình, có nghĩa là chúng ta phải dấn thân. Ai muốn an vui hạnh phúc và chấm dứt khổ đau thì Đạo Phật sẽ chỉ ra cho con đường, nhưng đi đến cuối hành trình để được giải thoát an lạc hay không thì do chính chúng ta. Điều đó không phải dễ dàng, nhưng nếu như chúng ta kiên trì, tinh tấn và có trí tuệ thì sẽ rời xa được những khổ đau.
Như vậy chúng ta thấy Đạo Phật là cuộc hành trình và hành trình này đưa chúng ta từ thấp đến cao, từ khổ đến an vui hạnh phúc, từ bất hạnh đến an lạc, và từ phàm tâm trở nên thánh tâm.
Người đầu tiên đi trên cuộc hành trình gian nan vất vả để đến chơn hạnh phúc vĩnh viễn, chấm dứt khổ đau, chính là Sa môn Cồ Đàm.
Có câu thơ:
" Đầu tiên trên bước lữ hành
Lẻ loi chỉ có một mình đường xa..."
Bây giờ chúng ta học đây có bạn đồng tu, có giáo lý và Thầy hướng dẫn, nhưng người đầu tiên khai mở con đường hạnh phúc đó rất là cô đơn, không ai chịu khó siêng năng để đi tìm đạo như Ngài. Trên bước lữ hành này chỉ có một mình Ngài lẻ loi để đi tìm cái người tạo nên thân tâm này. Và lý do tại sao chúng sanh có mặt trên cuộc đời, chúng sanh có mặt rồi mà tại sao khổ không được vui?
Đức Phật tuyên bố: "Như Lai là người đã tìm ra được cái người xây dựng nên thân tâm này. Như Lai đã tìm ra được nguyên nhân tại sao mà chúng sanh có mặt trên cuộc đời này với thân tâm nhưng chẳng vừa ý vì không được hạnh phúc, tất cả cũng chỉ vì lòng tham ái và chấp thủ của chúng ta".
Chúng ta muốn đạt được hạnh phúc an vui thì phải tự lực tu tập, không thể nào nhờ người khác mà có được. Đức phật khẳng định đạo quả không ai ban cho mình hết.
Chúng ta phải nhớ ơn người đã khai mở con đường hạnh phúc cho chúng ta đi.
2/ Ni sư nói về sự xuất hiện của Tam Bảo.
Tam bảo vô cùng quan trọng, nếu không có Tam bảo thì trên lộ trình chúng ta đi tìm sự an lạc giải thoát sẽ không vững chắc. Ở thế gian ngọc ngà vàng bạc...là quý báu, nhưng nó không giúp con người ra khỏi sanh già bệnh chết, còn Phật Pháp Tăng quý hơn vạn lần, có đủ năng lực dắt dẫn con người ra khỏi biển sanh tử.
- Phật Bảo
. Chữ Phật Bảo ở đây nghĩa là ta Quy y với Phật Chánh Đẳng Giác. Tại sao gọi là Chánh Đẳng Giác? Bởi vì vị này là người đầu tiên tìm thấy được con đường hạnh phúc, vị này thực hành và chứng đạt con đường hạnh phúc đó và đem giảng dạy lại cho chúng ta thực hành, để được an lạc tự tại, thoát khỏi mọi sự ràng buộc khổ đau.
. Chúng ta gọi là Phật Chánh Đẳng Giác là vì vị này thành tựu mười danh hiệu "Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn".
. Chỉ có Phật Chánh Đẳng Giác mới thọ ký được cho chúng ta bao nhiêu kiếp sẽ thành Phật. Chỉ có phật Chánh Đẳng Giác mới thấy được tận cùng nỗi khổ của chúng ta. Cho nên Phật Bảo là một điều tốt đẹp vô cùng quý giá, không có gì so sánh được.
- Pháp Bảo
Bài pháp đầu tiên mà vận chuyển bánh xe Pháp đó là bài kinh Tứ Diệu Đế, chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau. Giáo lý này bao hàm đầy đủ cả hai mặt lý thuyết và thực hành.
Đức Phật thuyết bài pháp này cho năm anh em Kiều Trần Như, sau khi bài Tứ Diệu Đế kết thúc chỉ có Ngài Kiều Trần Như là đắc Pháp nhãn thanh tịnh, bốn vị kia thì chỉ có được sự an trú trong chánh pháp. Cho đến bài pháp thứ hai là kinh Vô Ngã Tướng; không có cái nào là ta, của ta, và tự ngã của ta, và khi bài giảng thứ hai là kinh Vô Ngã Tướng kết thúc thì cả năm người đều đắc quả A La Hán.
Như vậy Pháp Bảo được thành lập và bài pháp đầu tiên là kinh Chuyển Pháp Luân nói về bốn sự thật trong cuộc đời.
. Tăng Bảo
Năm anh em Kiều Trần Như là người đầu tiên đắc Thánh quả A La Hán, nhưng lúc đó chưa có Tăng bảo. Năm vị này chỉ mới thành tựu Thánh quả, sau đó xin Quy y và làm đệ tử xuất gia của Đức Phật.
Đức Phật nhận năm vị xuất gia đầu tiên và từ đó mới xuất hiện Tam bảo.
Như vậy chúng ta thấy Phật Bảo là Đức Phật Thích Ca, Pháp Bảo là Kinh Chuyển Pháp Luân, là bài Tứ Diệu Đế. Tăng Bảo là năm vị Thánh tăng đầu tiên tức năm anh em Kiều Trần Như.
Tam bảo này không có nghĩa là tu sĩ, Tăng Bảo đầu tiên là năm anh em Kiều Trần Như xin xuất gia, nhưng Tăng Bảo sau này gồm có nghĩa là Tứ chúng. Chúng xuất gia gồm có Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni; Chúng tại gia gồm có Thiện nam và Tín nữ, thành lập nên Tăng Bảo của Đạo Phật.
Mỗi người chúng ta muốn đem đạo vào đời làm lợi ích cho nhiều người thì chúng ta phải có một nội tâm thâm hậu, nghĩa là phải có một lực tu. Như vậy từ năm anh em Kiều Trần Như Tam Bảo này phát triển thành bốn chúng. Chữ Tăng ở đây là Tăng đoàn chớ không phải là Tăng Ni, gọi là một một đoàn thể gồm những người có sự thanh lọc nội tâm. Tăng đây là một nhóm người cùng chung chí hướng, với một tâm nguyện hướng về con đường giải thoát. Đức Phật nói rằng sau khi thành tựu được con đường giải thoát của chúng ta, thì Tăng Bảo phải đem giáo lý hạnh phúc đó giúp cho người khác, đừng giữ cho riêng mình.
Chúng ta thấy sự xuất hiện Tam bảo là rất cần thiết trên thế gian này.
Phật tử chúng ta phải hiểu và nương tựa vào Tam bảo để tạo cho mình một lẽ sống an lạc và giải thoát thật sự.
Ban Truyền thông NGHPKS
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Ni sư Kiên Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Lục độ ( Ban Truyền thông NGKS , 5188 xem)
Ni sư Triệu Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Nguồn thực phẩm hàm dưỡng thân tâm ( Ban Truyền thông NGKS , 7452 xem)
Sư cô Hạnh Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Hành trang cách ly ( Ban Truyền thông NGKS , 7116 xem)
Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 8116 xem)
Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến đề tài Ý nghĩa sám hối trong Phật giáo ( Ban Truyền thông NGKS , 9812 xem)
Ni sư Phụng Liên giới thiệu về Đạo Phật trong buổi giảng online ( Ban Truyền thông NGKS , 5024 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (Phần cuối) ( Ban Truyền thông NGKS , 7132 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng (tiếp theo) ( Ban Truyền thông NGKS , 5424 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến với đề tài Tìm hiểu gì khi mới vào đạo ( Ban Truyền thông NGKS , 6012 xem)
Ni sư Phụng Liên chia sẻ trực tuyến chủ đề Ngũ uẩn trong kinh Vô Ngã Tướng ( Ban Truyền thông NGKS , 10164 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng