Trang chủ > Lớp Giáo lý

Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo)

Tác giả: Ban Truyền thông NGKS.  
Xem: 8118 . Đăng: 29/07/2021In ấn

 

Long An: Ni sư Tuệ Liên chia sẻ trực tuyến kinh Vô Ngã tướng (tiếp theo)

 

Nhằm tạo điều kiện cho quý Phật tử học tập và trau dồi thêm kiến thức để hiểu nghĩa lý của kinh điển, hôm nay vào lúc 19h30 ngày 24/7/2021 (nhằm ngày 15/6/Tân Sửu), Ni sư Tuệ Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Trụ trì chùa Thuận Phước (Long An) có buổi chia sẻ trực tuyến về KINH VÔ NGÃ TƯỚNG (tiếp theo) để quý Phật tử ứng dụng vào đời sống, có cái nhìn đúng đắn hơn về cuộc đời mà sống lợi ích an vui cho chính bản thân mình và mọi người.

 



 

Hôm nay rằm tháng sáu, là ngày có rất nhiều ý nghĩa liên quan đến bài kinh Vô Ngã Tướng đang học, trước khi đi vào phần chính Ni sư chia sẻ với quý Phật tử bốn sự kiện lịch sử quan trọng của ngày rằm tháng sáu:

1. Bồ tát giáng trần.

2. Bồ tát xuất gia.

3. Ðức Phật chuyển pháp luân.

4. Ðức Phật thị hiện song thông nhiếp phục ngoại đạo.

Việt Nam chúng ta có ba hệ phái lớn đó là Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Nam tông và Phật giáo Khất sĩ.

Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Khất sĩ sau ngày rằm tháng tư là an cư kiết hạ, còn Phật giáo Nam tông thì bắt đầu mùa an cư kiết hạ sau ngày rằm tháng sáu.

Kinh Chuyển Pháp Luân là bài Pháp đầu tiên Ðức Phật thuyết giảng cho năm anh em Ngài Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển xứ Ba La Nại sau khi Ngài đắc đạo vào đêm trăng tròn tháng Bảy DL (Rằm tháng 6 âm lịch). Kinh Vô Ngã tướng là bài Pháp thứ hai mà Ðức Phật giảng cho 5 anh em Ngài Kiều Trần Như, lúc bấy giờ là năm ngày sau đêm trăng tròn tháng Bảy DL (Rằm tháng 6 âm lịch). Sau khi nghe xong bài Pháp nầy, anh em Ngài Kiều Trần Như đều chứng đắc đạo quả A la hán.






 

Đi vào nội dung của bài giảng hôm nay, Ni sư đưa ra những bài kinh nói về Ngũ uẩn để cho quý Phật tử biết được có rất nhiều kinh điển nói về tư tưởng Ngũ uẩn này.

Trong kinh Đại Trang Nghiêm đã ví dụ Ngũ uẩn này: "Sắc như bọt nước, thọ như bong bóng nước, tưởng như sóng nắng, hành như cây chuối, thức như ảo thuật". Từ những ví dụ như thế chúng ta sẽ dễ hiểu hơn về Ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, đều là giả tạm không thật có.

Ni sư chia sẻ với quý Phật tử những câu thơ nói về cuộc đời chẳng có gì bền chắc:

"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.

Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô".

(Thiền sư Vạn Hạnh - Kệ thị tịch)

Những câu tiếp theo trong bài Hoa Bồ đề:

"Thân đã ví, cành hoa mang huyễn chất

Tâm gắng tu, kết quả thọ trường xuân

Cảnh vô thường, tan hiệp đám phù vân

Đài cực lạc, vững bền ngôi bảo toạ".

(Ni trưởng Huỳnh Liên - Hoa Bồ đề)

 

Và bài:

"Độc cư biệt thất cảnh thanh u

Quán sắc rồi danh pháp đối đầu

Bổn ngã rõ ràng danh lẫn sắc

Vô thường tất cả có chi đâu?"

(Ni trưởng Huỳnh Liên - Kệ Chơn Lý)

Ni sư nhắc nhở quý Phật tử nên học thêm những câu thơ kệ này để áp dụng vào mỗi khi nghe bài kinh Vô Ngã Tướng. Kinh Vô Ngã Tướng vô cùng ý nghĩa, nếu như chúng ta nghe và tu theo thì sẽ được giải thoát giác ngộ, sẽ thấy được giá trị mà bài kinh đã truyền tải đến cho chúng ta. Chúng ta quán sát được bản ngã của mình là do vô minh, vì vô minh mà có thân này, do năm uẩn cấu thành. Nếu chúng ta hiểu rõ được năm uẩn như thế nào thì sẽ đạt được quả vị vô sanh.

Bản ngã gốc vô minh,

Do năm uẩn cấu thành.

Quán sát trừ năm uẩn,

Chứng quả vị Vô sanh.

(Ni trưởng Huỳnh Liên - Kệ Chơn Lý)

Ni sư nhắc đến điều thứ nhất trong kinh Bát Đại Nhân Giác:

"Thế gian vô thường

Quốc độ không bền

Bốn đại khổ, không

Năm uẩn vô ngã".

Một bài kinh nữa mà hàng ngày chúng ta thường tụng cũng liên quan đến Ngũ uẩn đó là kinh Bát Nhã:

"Thấy ra năm uẩn đều không

Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua".

Chúng ta đọc kinh biết Ngũ uẩn là vô ngã, là không nhưng vì chưa đạt được thực tướng Bát nhã nên vẫn còn khổ não. Mỗi một bộ kinh đều có giá trị riêng, khi nghiên cứu kinh điển hiểu được lời dạy của Đức Phật chúng ta sẽ được pháp lạc, được an lạc trong hiện tại.

Chúng ta học bài kinh Vô Ngã Tướng theo tinh thần Tam Pháp ấn đó là vô thường, khổ, vô ngã, còn chúng ta thấy theo tinh thần kinh Bát Nhã là "không", thấy theo "chiếu kiến", theo "thực tướng" thì chúng ta mới vượt qua tất cả khổ ách.

Kính Vô Ngã Tướng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát, giúp chúng ta tu tập tìm lại cho mình những cảm giác an tịnh, từ đó mọi khổ đau được xoa dịu. Quý Phật tử hãy cố gắng thực hành theo những điều mà Ni sư đã chia sẻ trong buổi giảng hôm nay, để có thêm niềm tin và sức sống, thăng hoa trên trên lộ trình đến chân thiện mỹ.

 


 





 











 

Ban Truyền thông NGHPKS

-----ooOoo-----

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ